Học tập đạo đức HCM

Nông dân Lạng Sơn ứng dụng khoa học vào phát triển cây ăn quả

Thứ hai - 26/10/2015 12:53
Theo số liệu thống kê hiện nay, tỉnh Lạng Sơn có hơn 20 nghìn ha cây ăn quả, trong đó có một số loại cây đặc sản nổi tiếng, trở thành vùng sản xuất hàng hóa với số lượng lớn, như: na dai (huyện Chi Lăng, Hữu Lũng), quýt (Bắc Sơn, Bình Gia); đào Mẫu Sơn (Lộc Bình); hồng Bảo Lâm (Cao Lộc).
Để khai thác tiềm năng, thế mạnh về trồng cây ăn quả, trong những năm qua, nhiều hộ nông dân trong tỉnh đã mở rộng diện tích trồng cây ăn quả, trên các vườn đồi, thung lũng, núi đá vôi… đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, trong quá trình trồng, chăm sóc, bà con chưa thực hiện đúng kỹ thuật nên một số cây trồng bắt đầu có nguy cơ thoái hóa, kiến cho năng suất, chất lượng cây ăn quả giảm.
Giám đốc Sở khoa học và Công nghệ tỉnh Lạng Sơn, Lê Minh Thanh cho biết: Để giải quyết vấn đề này, thời gian qua, tỉnh đã có nhiều cơ chế hỗ trợ như mở lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng chống dịch bệnh trên cây trồng cho người nông dân; xây dựng các đề tài nghiên cứu, phục tráng một số loại cây ăn đặc sản… Điển hình như phương pháp cắt tỉa cành, cải tạo cây na dai ở Chi Lăng; dự án cải tạo vườn nhằm nâng cao chất lượng và năng suất cho vùng vải thiều Hữu Lũng.
Cùng với đó, ngành khoa học của tỉnh còn lập vườn ươm, tạo cây mẹ đầu dòng sạch bệnh để sản xuất cây giống phân phối cho bà con. Hằng năm, Sở Khoa học và Công nghệ còn phối hợp với ngành nông nghiệp tỉnh tiến hành nghiên cứu, phân tích hiện trạng đất đai ở một số huyện để tìm giải pháp cải tạo đất trước khi trồng cây ăn quả.
Cụ thể, đối với cây na dai ở huyện Chi Lăng, thời gian qua, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tiến hành cải tạo các vườn na kém hiệu quả, hướng dẫn bà con áp dụng các biện pháp thâm canh, chăm sóc bón phân, phòng trừ dịch bệnh… Nhờ đó đã góp phần bảo tồn, lưu giữ được nguồn gen, phục tráng và phát triển nguồn giống cây sạch bệnh, có khả năng chống chịu tốt, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng quả na, trở thành một vùng sản xuất hàng hóa lớn của tỉnh, với diện tích hơn 1.200 ha, sản lượng hàng năm đạt từ sáu đến bẩy nghìn tấn quả…
Ông Lý Văn Bẩu, ở thôn Lăng Đồn, xã Chi Lăng, phấn khởi nói: gia đình đã trồng na dai gần 20 năm nay. Nhưng trước đây, do không được hướng dẫn kỹ thuật, chỉ trồng cây na với tập quán canh tác lạc hậu, nên cây già cỗi, thoái hóa, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng. Nhưng từ khi được cán bộ hướng dẫn kỹ thuật tỉa cắt lá, bón phân hữu cơ vi sinh và phân sinh học cao cấp Quế Lâm chuyên dùng để bón lót cho các loại cây trồng, nuôi dưỡng và cải tạo đất thoái hóa, xói mòn và các loại sản phẩm NPK cao cấp chuyên dùng để bón thúc cho từng giai đoạn phát triển của cây trồng, giúp tăng sản lượng cây na lên gấp hai đến ba lần, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Cùng với huyện Chi Lăng, trên địa bàn huyện Hữu Lũng, từ trước đến nay là địa phương nổi tiếng với nhiều loại cây ăn quả như: vải thiều, nhãn, mít…có diện tích lớn nhất tỉnh. Đặc biệt là đối với cây nhãn, những năm trước bà con chưa nắm được các quy trình chăm sóc, cơ cấu giống chưa hợp lý, nên năng suất, chất lượng rất thấp.
Để giúp bà con nông dân làm giàu ngay trên mảnh đất của mình từ năm 2007, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh đã phối hợp với Viện nghiên cứu rau quả Trung ương thực hiện đề tài: “ Ứng dụng cộng nghệ ghép, cải tạo để xây dựng mô hình chuyển đổi vườn nhãn tạp hiệu quả thấp thành vườn nhãn chín muộn có năng suất, chất lượng và hiệu quả”. Kết quả là sau hai năm cán bộ của Sở Khoa học và Công nghệ của tỉnh đã tìm ra nguyên nhân và xây dựng được giải pháp kỹ thuật khắc phục vườn nhãn tạp, bằng cách ghép mặt cho cây nhãn.
Phương pháp ghép, cải tạo giúp cây sinh trưởng tốt nhờ vào bộ rễ và khung cành to khỏe của cây được cải tạo. Những cây được ghép sau hai năm đã ra hoa và cho quả, nhãn chín muộn hơn so với chính vụ từ30 đến 45 ngày nên bán được với giá thành cao hơn gấp ba đến bốn lần. Mặt khác, việc ghép nhãn chín muộn không tốn kém và không phải bỏ công sức phá đi trồng lại những vườn nhãn năng suất thấp, cây già cỗi…
Để giúp bà con nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ứng dụng kho học kỹ thuật vào sản xuất, thời gian qua, Công ty TNHH MTV Quế Lâm Phương Bắc là một đơn vị trực thuộc của Công ty CP Tập đoàn Quế Lâmđã cung cấp phân bón cho các dự án của Nhà nước hỗ trợ sản xuất cho bà con nông dân khó khăn ở vùng sâu vùng xa nhằm xóa đói giảm nghèo như: dự án chương trình 135, dự án 30a, cánh đồng mẫu lớn và một số dự án hỗ trợ trồng rừng sản xuất khác trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
Phó Giám đốc Công ty, ông Trần Văn Tư cho biết, đơn vị được tập đoàn giao nhiệm vụ phân phối các sản phẩm phân bón mang thương hiệu Quế Lâm cho bà con nông dân trên 25 tỉnh thành phía bắc,trong đó có tỉnh Lạng Sơn.
Nhận thấy tập quán canh tác và thực trạng đất đai tại đây, Công ty đã đưa vào sản phẩm phân hữu cơ vi sinh, góp phần tăng năng suất, chất lượng cây trồng đặc biệt là đối với các loại cây ăn quả. Nhờ đó xuất hiện ngày càng nhiều mô hình nông dân ứng dụng khoa học và sản xuất đem lại giá trị kinh tế cao ở các huyện, Chi Lăng, Hữu Lũng, Cao Lộc…
 
Theo HÙNG TRÁNG/nhandan.com.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập946
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại787,146
  • Tổng lượt truy cập93,164,810
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây