Tăng sức cạnh tranh - giảm dịch bệnh
Từ năm 2011 đến nay, việc nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ trong chăn nuôi đã chuyển từ chiều rộng sang chiều sâu trong đó tập trung nghiên cứu vào các lĩnh vực: Giống, thức ăn chăn nuôi, chuồng trại, xử lý môi trường.
TS Phan Huy Thông (giữa) và các chuyên gia trao đổi tại hội thảo. Ảnh: A.V
Tính đến năm 2015, đã có 55 tiến bộ kỹ thuật được công nhận và được chuyển giao vào sản xuất. Trong đó có 29 tiến bộ kỹ thuật áp dụng cho giống vật nuôi lợn, gia cầm, ong tằm; thức ăn chăn nuôi có 3 tiến bộ kỹ thuật; môi trường chăn nuôi có 7 tiến bộ kỹ thuật về quy trình xử lý biogas và các tiến bộ kỹ thuật khác về quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng bệnh cho vật nuôi.
Ông Phan Huy Thông – Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia cho biết: “Ngành chăn nuôi của chúng ta hiện nay là tâm điểm chịu nhiều thách thức về giá cả, chất lượng, an toàn thực phẩm. Những vấn đề môi trường trong chăn nuôi, chi phí xử lý môi trường tạo ra nhiều áp lực trong chăn nuôi nhỏ lẻ cũng như chăn nuôi lớn. Trong các giải pháp để nâng cao chất lượng ngành chăn nuôi thì giải pháp nền tảng, không còn con đường nào khác là ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật”.
Cũng theo ông Thông, ngành chăn nuôi của chúng ta tự phát là chính, bà con nông dân sử dụng chất cấm cũng là do chưa được tuyên truyền đến nơi đến chốn. Hơn nữa, còn có một khâu quan trọng chưa được ngành chăn nuôi chú ý đó là quy trình vận chuyển gia súc, gia cầm của người chăn nuôi khi đưa đi tiêu thụ. Cho đến nay, quá trình này chưa đảm bảo có kỹ thuật đã làm chất lượng thịt giảm sút, khó để cạnh tranh với nước ngoài.
Bà Nguyễn Thị Hải – Trưởng phòng Khuyến nông chăn nuôi và thú y (Trung tâm Khuyến nông quốc gia) nhận định: “Việc chăn nuôi ở nước ngoài trong đó có Mỹ rất chú trọng đến việc phòng bệnh cho vật nuôi bằng vaccine, bằng các chế phẩm sinh học. Nếu Việt Nam ứng dụng khoa học vào chăn nuôi theo từng giai đoạn sẽ góp phần kiểm soát được nguồn gốc của vật nuôi và sản phẩm chất lượng thịt trong vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh”.
Bà Phạm Thị Kim Dung - Trưởng phòng Quan hệ hợp tác quốc tế, đại diện Cục Chăn nuôi cho biết: “Các tiến bộ kỹ thuật đã được ứng dụng, chuyển giao vào thực tiễn sản xuất chăn nuôi tại các vùng sinh thái khác nhau trên cả nước. Những năm qua, hàng ngàn nông dân đã được học tập kinh nghiệm sản xuất chăn nuôi về an toàn sinh học, phòng chống dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm, hỗ trợ các địa phương thực hiện xây dựng nông thôn mới”.
Ứng dụng công nghệ trong thực tiễn
Hàng năm khuyến nông ở các tỉnh, thành phố đã triển khai xây dựng khoảng 450 – 500 điểm trình diễn khuyến nông để chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ mới trong sản xuất cho khoảng hơn 9.000 hộ nông dân tham gia và hưởng lợi từ các dự án. Cho đến nay đã triển khai được 76 mô hình về sử dụng giống gia cầm lai, 52 mô hình thủy cầm… Bên cạnh đó còn có dự án “xây dựng mô hình sản xuất giống gia cầm cho các tỉnh biên giới phía Bắc” đã được triển khai tại 7 tỉnh biên giới phía Bắc.
Ông Bùi Như Ý - Phó Giám đốc Sở NNPTNT Vĩnh Phúc cho hay: “Ngành chăn nuôi của tỉnh đang phát triển mạnh cả về lượng và chất do áp dụng tiến bộ kỹ thuật. Tỷ trọng ngành chăn nuôi đang chiếm trên 52% và trở thành ngành chính trong nông nghiệp Vĩnh Phúc. Tỉnh đã chọn bò sữa, bò thịt, lợn là con chủ lực trong chăn nuôi theo phương pháp công nghiệp có quy mô lớn để đem lại hiệu quả cao”.
Tại hội thảo, TS Phan Huy Thông đánh giá cao kết quả ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào chăn nuôi trong thời gian qua. “Nhiều mô hình kinh tế nhỏ lẻ đến quy mô lớn đã áp dụng và sản xuất được nhiều con giống có chất lượng cao phục vụ cho quá trình chăn nuôi lâu dài. Tuy nhiên, việc áp dụng thành công cần phải nhân rộng hơn nữa. Làm thế nào để người dân tiếp cận được, hiểu được, thấy có hiệu quả, tin tưởng và áp dụng tiến bộ kỹ thuật”.
Tính đến năm 2015, đã có 55 tiến bộ kỹ thuật được công nhận và được chuyển giao vào sản xuất. Trong đó có 29 tiến bộ kỹ thuật áp dụng cho giống vật nuôi lợn, gia cầm, ong tằm; thức ăn chăn nuôi có 3 tiến bộ kỹ thuật; môi trường chăn nuôi có 7 tiến bộ kỹ thuật về quy trình xử lý biogas... |
An Vũ
Theo danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;