Học tập đạo đức HCM

Phát triển cánh đồng mẫu lớn

Thứ sáu - 16/11/2012 01:39
Mô hình cánh đồng mẫu lớn (CĐML) ở ĐBSCL đang mang lại hiệu quả cao. Ngoài việc giảm lượng giống gieo sạ, thuốc BVTV, hạ giá thành SX, đã góp phần tăng năng suất, tăng thu nhập cho người trồng lúa, tạo tiền đề cho ngành SX lúa gạo vùng ĐBSCL phát triển bền vững.

Theo kế hoạch của Bộ NN-PTNT, vụ ĐX 2012-2013 ở vùng ĐBSCL gieo sạ 1,575 triệu ha, năng suất dự kiến 6,8 tấn/ha, sản lượng ước đạt 10,83 triệu tấn. Trong đó diện tích lúa thực hiện CĐML tại ĐBSCL đạt 200.000 ha.

Ông Đoàn Ngọc Phả, PGĐ Sở NN-PTNT An Giang cho biết: “Với mô hình CĐML, đã có nhiều Cty đến đăng ký tham gia thực hiện cung cấp vật tư và bao tiêu sản phẩm. Trong đó chủ yếu là các DN phân bón, thuốc BVTV và Cty thương mại đầu tư xây dựng cụm kho sấy, xay xát gắn với chiến lược xây dựng thương hiệu sản phẩm. Dự kiến trong năm 2013, có ít nhất 6 DN tham gia phát triển mô hình CĐML với diện tích SX theo hợp đồng có thể đạt trên 20.000 ha”.

Theo kế hoạch chung, An Giang dự định xuống giống khoảng 234.000 ha, đến nay đã đạt 10.000 ha. Trước thuận lợi này, trong năm 2012, tỉnh quyết định mở rộng thêm một vùng SX lúa theo tiêu chuẩn GlobalGAP tại xã Tân Tuyến, huyện Tri Tôn với diện tích 30 ha, nâng tổng diện tích GlobalGAP toàn tỉnh lên 126 ha. Theo kế hoạch từ vụ ĐX 2012 - 2013, Cty ADC sẽ kí hợp đồng SX ổn định toàn bộ diện tích lúa nguyên liệu đạt tiêu chuẩn GlobalGAP với giá cao hơn thị trường tại thời điểm mua vào từ 10 - 12%.


CĐML ở An Giang

Còn tại Đồng Tháp, CĐML đang triển khai rất mạnh, vụ ĐX 2012 - 2013 diện tích xuống giống 206.000 ha. Đến thời này đã đạt 100.000 ha, trong đó có gần 20.000 ha của nông dân tham gia CĐML; tập trung ở các huyện Tân Hồng, Tháp Mười, Lấp Vò, Cao Lãnh, Thanh Bình, Tam Nông và Hồng Ngự. Tính đến nay diện tích xuống giống đợt 1 và 2 cơ bản đã xong, còn đợt 3 lịch xuống giống từ ngày 5 - 15/12 sẽ dứt điểm.

Ông Dương Nghĩa Quốc, GĐ Sở NN-PTNT Đồng Tháp cho biết: “Qua thực hiện mô hình CĐML cho thấy, lượng giống gieo sạ giảm, số lần phun thuốc BVTV giảm, giá thành SX thấp, năng suất đạt gần 8 tấn/ha, lợi nhuận cao hơn so với SX bình thường, đã tạo được sự đồng thuận của người dân. Từ đó, số hộ và diện tích tham gia tăng lên theo từng năm”.

Ngoài ứng dụng cánh đồng 1 giống, 100% nông dân sử dụng giống xác nhận, gieo sạ cùng thời gian trong cùng cánh đồng. Nông dân còn ứng dụng sạ hàng, sạ thưa, tiết kiệm khoảng 80 - 90 kg giống/ha so trước đây. Đồng thời cũng áp dụng kỹ thuật để bón phân cân đối hơn, giúp lượng phân giảm đáng kể.

Mô hình đã gắn kết tiêu thụ sản phẩm với các đơn vị kinh doanh như Cty Lương thực Đồng Tháp, Cty CP Docimexco, Cty Tam Nông, Cty CP BVTV An Giang... Nhìn chung, việc thực hiện CĐML bước đầu đã giải quyết thỏa đáng bài toán cải thiện thu nhập cho người trồng lúa, nâng tầm SX, XK lúa.

Theo ông Quốc, để rút kinh nghiệm các DN và Cty bao tiêu lúa trong CĐML ở những vụ lúa trước còn gặp khó khăn trong khâu liên kết tiêu thụ, năm nay Sở sẽ giao cho từng địa phương có triển khai CĐML đứng ra làm cầu nối ký kết hợp đồng bao tiêu nông sản giữa DN và ND; đồng thời Sở làm “trọng tài” trung gian phân xử những tranh chấp giữa DN và ND nếu có.

Ông Phạm Văn Quỳnh, GĐ Sở NN-PTNT Cần Thơ cho biết: “Nước lũ đang rút. Các địa phương đang khẩn trương vệ sinh đồng ruộng, be bờ tuân thủ lịch thời vụ xuống giống theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp. Trong vụ lúa ĐX 2012- 2013, Cần Thơ xuống giống 87.800 ha. Cụ thể vụ lúa ĐX chia 2 đợt chính: Đợt I từ 20/11 đến 27/11/2012, đợt II từ 19/12 đến 26/12/2012. Xây dựng cơ cấu giống lúa cho vụ ĐX đảm bảo yêu cầu cân đối, an toàn dịch bệnh và phù hợp với thực tế SX và thị trường. Tập trung đẩy mạnh các giống lúa chất lượng cao, đảm bảo XK như Jasmine 85, OM5451, OM4218, OM6976. Hạn chế tối đa SX giống IR50404. Giữ tỷ lệ cơ cấu phù hợp với các giống chủ lực, mỗi giống không vượt quá 30%”.

Cũng theo ông Quỳnh, để ăn chắc vụ lúa ĐX tới đây các địa phương cần tăng cường công tác khuyến cáo sử dụng biện pháp sạ hàng, sạ thưa, không sử dụng lãng phí lượng lúa giống gieo sạ. Lượng giống sử dụng không quá 100 kg/ha, áp dụng đồng bộ các giải pháp KHKT để giảm giá thành, thu hoạch bằng cơ giới, sấy sau thu hoạch nhằm giảm thất thoát và đảm bảo chất lượng sản phẩm. Khuyến khích nông dân ứng dụng TBKT tiên tiến vào SX lúa theo hướng an toàn, thân thiện môi trường như “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm”.

Một vùng đồng bằng rộng lớn, phì nhiêu cần mô hình SX CĐML thích hợp mới tạo được một bước đi vững chắc trong sản xuất nông nghiệp. Nói như Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Bùi Bá Bổng, chúng ta không SX lúa để ăn, mà làm hàng hóa, đặc biệt để XK.

 

Ở vụ lúa ĐX năm nay Cần Thơ đã có 42/71 xã, phường SX lúa tại các quận, huyện. Trên địa bàn thành phố đăng ký thực hiện mô hình CĐML, với tổng diện tích 11.186 ha, trong đó có khoảng 70% diện tích có hợp đồng liên kết với DN trong việc cung cấp vật tư đầu vào và tiêu thụ sản phẩm.

Ông Quỳnh cho biết thêm: “Để duy trì và phát triển CĐML cần phải làm tốt công tác tổ chức, nâng cao vai trò của ban điều hành cánh đồng gắn với quyền lợi nghĩa vụ của từng người dân và sự chung tay của các DN để các bên cùng có lợi. Những nơi chưa làm được CĐML, để hoạt động SX hiệu quả trước mắt chính quyền địa phương cần hướng dẫn người dân SX tập trung đồng loạt theo vùng đê bao, phổ biến kỹ thuật đồng bộ, hình thành tổ nhân giống…”.

Mô hình CĐML một năm qua được triển khai ở Cần Thơ được xem là thắng lợi, do cây lúa phát triển cân đối ít sâu bệnh nông dân tiết kiệm được chi phí, tăng lợi nhuận. Riêng vụ lúa ĐX 2011-2012 được đánh giá lợi nhuận tăng từ 2,7 - 5 triệu đ/ha so với nông dân ngoài mô hình. Mô hình CĐML ở Cần Thơ được nhiều Cty và DN đứng ra cung ứng phân, thuốc, kỹ thuật và cuối cùng bao tiêu sản phẩm với mức cao hơn thị trường từ 5 - 10%, đảm bảo tăng lợi nhuận cho nông dân.


Theo nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập144
  • Hôm nay37,611
  • Tháng hiện tại233,722
  • Tổng lượt truy cập92,611,386
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây