Học tập đạo đức HCM

Trồng cải thìa kiếm... thừa tiền

Thứ năm - 15/11/2012 19:55
Cải thìa hay cải bẹ trắng, còn có tên là Bạch giới tử, là một loài cải thuộc họ cùng họ với cải thảo, cải bẹ xanh. Cải thìa là loại rau rất gần gũi với các món ăn của người Việt Nam.

Cải thìa có cuống lá hình lòng máng, có màu trắng, cây mọc gọn, nhiệt độ thích hợp: 12–180C.

Cải thìa có thể trồng quanh năm. Vụ đông – xuân từ tháng 9 đến tháng 11 (sau khi gieo 25-30 ngày nhổ cây giống đem trồng). Vụ xuân - hè gieo từ tháng 2–3, hè – thu gieo từ tháng 6-7. Lượng hạt gieo 1,5 - 2g/m2.

Chọn giống có phẩm chất ngon, cho năng suất cao để trồng. Nên xử lý hạt giống trước khi gieo bằng thuốc trừ bệnh. Có thể ngâm hạt giống trong nước ấm có pha với phân bón lá (khoảng 1cc/1 lít nước), sau 3 - 4 giờ vớt ra để ráo nước rồi ủ, sau đó đem đi gieo.

 

Có thể gieo hạt trực tiếp lên liếp trồng hoặc gieo trên liếp ương sau đó nhổ cây đem đi cấy ra liếp trồng. Sau khi gieo nên phủ 1 lớp đất mỏng đã trộn phân chuồng hoai, rắc một ít thuốc trừ kiến, các sâu hại khác, phía trên phủ một lớp rơm mỏng và tưới đủ ẩm.

Cải thìa có thể trồng trên nhiều loại đất, từ đất cát đến đất thịt. Đất cần phải được cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại, tàn dư cây trồng từ vụ trước, nếu có điều kiện nên đảo đất và phơi ải 8-10 ngày để đất thông thoáng, giúp cây sinh trưởng tốt, đồng thời hạn chế sâu bệnh cư trú trong đất. Lên luống rộng 1 - 1,2m, cao 25 - 30cm.

Tổng lượng phân bón cho 1.000m2 là: Phân chuồng hoại mục 1,5 – 1,8 tấn, super lân 10ha, urê 6 – 8kg, kali 3 – 4kg. Bón lót toàn bộ phân chuồng, phân lân sau khi làm đất. Bón thúc 2 lần, chia đều lượng kali và urê để bón thúc, mỗi lần bón cách nhau 7 – 10 ngày. Sau khi cải mọc 1 tuần, tỉa dần 2 - 3 lần cách nhau 5 - 7 ngày, lần cuối cùng để lại khoảng cách cây là 15 x 15cm. Sau mỗi lần tỉa bón thúc bằng cách hòa phân với nước pha loãng đồng thời xới nhẹ. Khoảng 40 ngày sau khi gieo cho thu hoạch.

Để giống cho vụ sau: Lấy cây vụ đông - xuân làm giống. Thu hoạch khi quả chuyển màu vàng, buộc túm từng bó, treo trong nhà từ 2 - 3 ngày. Sau đó đem phơi khô, vò lấy hạt phơi lại, cho vào chai, lọ cất giữ nơi thoáng mát.

Phòng trừ sâu bệnh: Đối tượng chủ yếu là các loại sâu ăn lá. Nên dùng cách loại thuốc sinh học như Biocin, Brightin,… để phòng trừ, bảo đảm thời gian cách ly từ 7 – 10 ngày mới thu hoạch.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập112
  • Hôm nay67,343
  • Tháng hiện tại898,070
  • Tổng lượt truy cập92,071,799
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây