Học tập đạo đức HCM

Sản xuất tôm kháng bệnh đốm trắng ở Colombia

Thứ tư - 29/07/2015 21:30
(Thủy sản Việt Nam) - Để chống lại căn bệnh đốm trắng (WSSV) gây nhiều thiệt hại cho tôm nuôi, Trung tâm Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản ở Colombia đã thực hiện chương trình sản xuất giống tôm có khả năng kháng loại virus gây bệnh này.

Cơ sở nghiên cứu

Bệnh đốm trắng hay còn gọi là bệnh virus đốm trắng White spot syndrome virus (WSSV) là một bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành nuôi tôm trên toàn thế giới. Bệnh được phòng bằng các phương pháp an toàn sinh học. Tuy nhiên, yếu tố tiên quyết trong việc kiểm soát bệnh đốm trắng là chọn con giống không mang mầm bệnh.

Bằng những kinh nghiệm trước đây, khi sản xuất tôm giống có khả năng chống virus hội chứng Taura, Trung tâm Nghiên cứu Thủy sản Colombia tiếp tục thực hiện chương trình chọn lọc, nhân giống tôm phát triển sức đề kháng chống virus WSSV. Theo nhiều nghiên cứu, khả năng kháng WSSV có tính di truyền thấp, vì vậy rất khó để tạo được một quần thể tôm giống kháng WSSV một cách nhanh chóng. Hơn nữa, khi tôm có khả năng kháng virus thì sẽ giảm tốc độ tăng trưởng, sinh sản. Vì vậy, rất khó khăn để có thể sản xuất ra giống tôm kháng bệnh đốm trắng với quy mô lớn. Điều này cũng cho thấy  khả năng kháng bệnh đốm trắng của tôm tự nhiên rất thấp.

Trung tâm đưa vào triển khai thí nghiệm bao gồm 7 lô tôm, khoảng 70 gia đình, là đàn tôm giống chất lượng tốt, có khả năng kháng virus TSV (kháng bệnh đầu vàng) và có tốc độ tăng trưởng cao.

Tôm bị bệnh đốm trắng - Ảnh: Máy Cày

 

Sàng lọc cá thể

Trung tâm Nghiên cứu Thủy sản Colombia phát triển một chiến lược hàng loạt lựa chọn dựa trên áp lực chọn lọc vô cùng khắt khe cho sự sống còn trong một số lượng lớn tôm giống bị cảm nhiễm virus WSSV. Sau khi bị cảm nhiễm, tôm chết rất nhiều. Số tôm giống còn sống sót được Trung tâm nuôi dưỡng, chăm sóc với chế độ phù hợp, song chúng tăng trưởng chậm. Khi tôm đạt kích cỡ trưởng thành, năng suất sinh sản kém. Để cải thiện khả năng sinh sản, con cái thành thục được cắt mắt và được thụ tinh nhân tạo với 1 hoặc 2 túi tinh. Thế hệ sau của đàn tôm này lại được cảm nhiễm virus WSSV ở giai đoạn PL 40. Sau khi cảm nhiễm, tỷ lệ tôm chết khá cao, với áp lực chọn lọc 1/10.000.

Đàn tôm sống sót từ mỗi lô tôm sau khi cảm nhiễm đều được nuôi dưỡng với chế độ sản xuất tôm giống bố mẹ để sản xuất thế hệ tôm giống tiếp theo. Sau năm thế hệ được sản xuất với chương trình này, đã chọn tạo được đàn giống có khả năng kháng virus WSSV, có tỷ lệ sống cao sau khi cảm nhiễm virus WSSV.

Nguồn: bioaqua.vn

 

Nghiên cứu sản xuất giống

Trong một số thử nghiệm, các tác giả đã so sánh hiệu suất của dòng được chọn giống so với các dòng tôm giống sạch bệnh khác để chứng minh hiệu quả. Thử nghiệm được bố trí trong 12 bể có cùng điều kiện chăm sóc, 6 bể nuôi dòng chọn giống kháng virus đốm trắng và 6 bể đối chứng nuôi giống tôm sạch bệnh. Sau đó cảm nhiễm với virus WSSV qua thức ăn cho 6 bể nuôi dòng chọn giống kháng virus WSSV và 3 bể đối chứng. Các quần thể đối chứng đều chết sau 6 ngày cảm nhiễm, lô đối chứng không cảm nhiễm sống bình thường. Các dòng được chọn lọc, 17 ngày sau khi cảm nhiễm có tỷ lệ sống 36 - 47%.

 

Xác nhận khả năng cảm nhiễm bệnh

Tiến sĩ Donald Lightner, Khoa Vi sinh và Khoa học thú y của Đại học Arizona cho biết, các thử nghiệm cảm nhiễm virus WSSV được thực hiện tại Đại học Arizona thường dẫn đến tỷ lệ chết 100%. Các dòng được chọn lọc của Trung tâm Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản ở Colombia có tỷ lệ sống cao hơn so với các thí nghiệm khác và cao hơn hẳn các dòng không được chọn lọc khi cảm nhiễm virus WSSV. Tôm sống sót trong cả hai thử nghiệm được phân tích bằng phương pháp PCR và mô học. Tất cả tôm sau chọn lọc đang sắp chết khi phân tích đều hiển thị các thể vùi điển hình của WSSV. Ngoài ra, tất cả các chân bơi của tôm sắp chết dương tính với WSSV. Ngược lại, những con sống sót không hiển thị các thể vùi và âm tính với virus WSSV. Điều này cho thấy tôm sau chọn lọc có khả năng kháng nhiễm WSSV.

>> Nghiên cứu này khẳng định các chương trình lai giống của Colombia đã sản xuất các quần thể tôm có khả năng kháng đốm trắng mạnh hơn các quần thể không được chọn lọc để kháng WSSV. Tuy nhiên, có thể duy trì khả năng kháng bệnh đốm trắng mà không cần liên tục sàng lọc cá thể, là việc cần nghiên cứu.

Nguyễn Nhung 
Theo The Advocate

Thủy sản Việt Nam


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập120
  • Hôm nay40,182
  • Tháng hiện tại1,057,827
  • Tổng lượt truy cập92,231,556
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây