Học tập đạo đức HCM

Sử dụng phân viên nén dúi sâu: Đa lợi ích

Thứ tư - 17/10/2012 21:05
Vụ mùa 2012, gần 30.000 hộ, trong đó có 7.000 hộ nghèo ở 130 xã thuộc 7 huyện, thành phố của tỉnh Tuyên Quang đã sử dụng phương pháp bón phân viên nén dúi sâu thay cho cách bón phân vãi thông thường. Với kỹ thuật mới này, cây lúa sinh trưởng khoẻ, đẻ nhánh tập trung, chống chịu sâu bệnh khá, năng suất cao hơn so với phương pháp bón vãi; giảm đáng kể chi phí mua phân bón và ngày công lao động.

Bón phân viên nén dúi sâu cho lúa.

Bà Ma Thị Lụa ở thôn Khuôn Khoai, xã Yên Nguyên (huyện Chiêm Hóa) cho biết: "Vụ xuân vừa qua, được cán bộ khuyến nông tuyên truyền, vận động và hướng dẫn kỹ thuật, tôi đã áp dụng thử trên 3 sào (1 sào Bắc Bộ = 360m2) lúa của gia đình. Thực tế sản xuất thấy, sử dụng phân viên nén dúi sâu có nhiều ưu điểm như: Hạn chế được cỏ dại, phân không bị bay hơi và rửa trôi do viên phân được dúi sâu dưới bùn; chỉ bón một lần cho cả vụ; tiết kiệm được ngày công lao động và giảm chi phí phân bón; năng suất tăng so với bón vãi thông thường 30-40 kg/sào".

Nếu như vụ xuân 2012, Tuyên Quang chỉ có 12.976 hộ ở 116 xã áp dụng mô hình phân viên nén dúi sâu với diện tích 1.634ha thì đến vụ mùa, toàn tỉnh có gần 30.000 hộ áp dụng kỹ thuật này với diện tích 4.900ha.

Xã Minh Hương (huyện Hàm Yên) là một trong những địa phương đầu tiên thực hiện tiến bộ kỹ thuật này. Anh Hà Văn Hưng, cán bộ khuyến nông của xã cho biết: Nhờ áp dụng phương pháp bón phân viên nén dúi sâu nên chi phí sản xuất giảm đáng kể, trong khi năng suất lại được cải thiện, trung bình đạt 65 tạ/ha, nhiều diện tích đạt trên 70 tạ/ha. Chính vì vậy, nhiều thôn trong xã đã áp dụng kỹ thuật phân viên nén dúi sâu cho 80 - 90% diện tích lúa.

Nông dân xã Tân Thịnh (Chiêm Hoá) áp dụng phương pháp bón phân viên nén dúi sâu được 4 vụ, năng suất lúa bình quân trên 6,5-7 tạ/bung (1.000m2). Trước đây, khi chưa sử dụng bón phân viên nén dúi sâu, nhiều diện tích chỉ đạt 5,5-6 tạ/bung. Ông Hà Vĩnh Uý, Chủ tịch UBND xã chia sẻ: "Việc đưa kỹ thuật bón phân viên nén dúi sâu vào đồng ruộng không những đem lại hiệu quả kinh tế cao mà còn khuyến khích bà con gắn bó với đồng ruộng".

Với kết quả đạt được qua 4 vụ sản xuất, nhận thức và tập quán sản xuất của nhiều nông dân trong tỉnh đã thay đổi. Tin rằng với phương pháp thâm canh lúa mới này sẽ tạo ra bước đột phá trong sản xuất lúa, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân, phấn đấu đến năm 2014 sẽ có 50% diện tích lúa của tỉnh áp dụng phương pháp này.

Vũ Ngọc Tuyên

Nguồn:kinhtenongthon.com.vn

 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập803
  • Hôm nay66,311
  • Tháng hiện tại802,421
  • Tổng lượt truy cập93,180,085
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây