Học tập đạo đức HCM

Tưới nhỏ giọt: Giải pháp tiết kiệm nước, phân bón, công chăm sóc

Thứ tư - 17/10/2012 21:03
Tưới nhỏ giọt là kỹ thuật tưới cung cấp nước vào rễ cây dưới dạng các giọt nước nhỏ ra chậm với lưu lượng không đổi nhờ cơ chế điều tiết áp lực nước của các đầu nhỏ giọt gắn chìm trong ống dẫn hay lắp bên ngoài ống.

Đây là biện pháp tưới tiết kiệm nước nhất, giảm đến 30-60% lượng nước so với phương pháp tưới truyền thống. Nông dân có thể cung cấp nước, phân bón đến đúng vùng rễ tích cực với liều lượng vừa đủ để cây trồng hấp thụ hết thông qua hệ thống máy bơm, van, đường ống dẫn nước, đường ống nhỏ giọt, hiện đại hơn là kết nối với hệ thống máy tính kiểm soát.

Các hệ thống tưới nhỏ giọt được thiết kế, lắp đặt dựa trên nguyên lý chung: bộ trung tâm gồm có bộ lọc, đồng hồ đo áp lực nước, bộ châm dinh dưỡng, van xả khí; các đường ống chính, ống nhánh và ống nhỏ giọt; van điều áp để điều chỉnh áp lực trong hệ thống ống.

Các thiết bị chính

Ống nhỏ giọt (Drip inline ): Là ống dẫn nước bằng nhựa PE với đường kính ống và độ dày ống khác nhau được gắn chìm bên trong, giọt rất đa dạng, tuỳ theo yêu cầu của cây trồng và suất đầu tư mà chúng ta có thể lựa chọn loại ống với khoảng cách và lưu lượng của đầu nhỏ giọt khác nhau.

Hệ thống lọc: Đây là phần quan trọng nhất của hệ thống tưới nhỏ giọt. Có nhiều loại lọc khác nhau: lọc màng, lọc đĩa, lọc giá thể, lọc tách cát. Hệ thống lọc sẽ được vệ sinh lõi lọc bằng tay, bán tự động và tự động theo áp lực hoặc thời gian. Nước và phân bón hoà tan sau khi đi qua hệ thống lọc sẽ được đưa vào hệ thống nhỏ giọt cung cấp cho cây trồng.

Hệ thống định lượng và châm phân bón: 60% công dụng của hệ thống tưới nhỏ giọt là sử dụng phân bón qua hệ thống. Phân bón hòa tan trong nước được đưa chính xác vào bộ rễ tích cực của cây trồng hàng ngày hoặc nhiều lần trong ngày với liều lượng xác định.

Bộ định lượng và châm phân bón có thể điều khiển tự động để hút phân từ 5 kênh châm khác nhau với tỷ lệ đấu trộn theo khối lượng và được kiểm soát bằng độ dẫn điện và độ pH của dung dịch tưới. Trang trại nhỏ hoặc suất đầu tư thấp có thể sử dụng những bộ châm phân bón đơn giản bằng cơ cho từng loại phân bón với việc kiểm soát khối lượng phân cung cấp ở mức độ tương đối.

Hệ thống điều khiển tưới tự động: Hệ thống tưới được điều khiển bằng lưu lượng, thời gian hay bằng những sensor cảm biến ẩm độ hay nhiệt độ. Hệ thống điều khiển sẽ đóng mở máy bơm và van để tưới theo nhiều chương trình được lập trình sẵn. Hệ thống điều khiển có thể truyền tín hiệu bằng dây cable hay tín hiệu sóng radio cho những diện tích lớn từ vài trăm đến hàng ngàn hecta.

Đối với cây trồng trong chậu: Có thể sử dụng ống capinet với lưu lượng 2 lít/giờ, cắm thẳng vào thân ống nhánh PE không cần đầu nối. Đầu nhỏ giọt nằm trong ống mềm 3mm và nước sẽ đi xuyên qua đầu nhỏ giọt để đến điểm cần tưới. Các đoạn ống capinet có chiều dài 0,6 - 1,2m và đảm bảo độ đồng đều về lưu lượng ở những độ dài khác nhau của ống.

Ưu điểm dễ nhận thấy khi ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt vào canh tác rau và hoa trong nhà kính là nông dân có thể tiết kiệm 30 - 50% lượng nước tưới, 30% chi phí phân bón, công chăm sóc, làm cỏ, bón phân. Thông qua hệ thống này, việc duy trì độ ẩm phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây cũng chính xác hơn so với phương pháp tưới khác. Như vậy nhìn một cách tổng thể, sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt giúp bà con nâng cao mật độ canh tác, tăng năng suất, và quan trọng hơn là chất lượng nông sản luôn được đảm bảo.

Một nông dân trồng hoa cúc ở TP. Đà Lạt (Lâm Đồng) chia sẻ: "Đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt để sản xuất cúc, tiết kiệm được phân bón, có thể sử dụng các loại phân hóa lỏng để bơm thẳng vào rễ cây, giúp năng suất cải thiện đáng kể".

Một nông dân trồng hoa hồng phân tích: "Vì hoa hồng là cây dài ngày, nếu ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt sẽ góp phần làm giảm sự bạc màu, đất không bị nén, người trồng kiểm soát được phân bón, độ ẩm…".

Từ hiệu quả của công nghệ tưới nhỏ giọt, nhiều nông dân trồng rau hoa trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đang đầu tư cho diện tích canh tác của gia đình, hướng đến mô hình nông nghiệp công nghệ cao.

P.V

Nguồn:kinhtenongthon.com.vn

 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập310
  • Hôm nay57,165
  • Tháng hiện tại887,892
  • Tổng lượt truy cập92,061,621
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây