Học tập đạo đức HCM

Tìm hiểu biến đổi khí hậu thế giới đến Việt Nam

Thứ ba - 13/01/2015 05:04
Nguyên nhân gây nhiệt độ toàn cầu tăng do hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người.
 

I. NGUYÊN NHÂN GÂY BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Nguyên nhân gây nhiệt độ toàn cầu tăng do hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người. Những chất khí làm nóng bầu khí quyển bao gồm hơi nước (H2O) và khí carbonic (CO2 ) là 2 thành phần làm nóng bầu khí quyển nhiều nhất, methane (CH4), nitrous oxide (N2O), chlorofluorocarbons (CFCs) và những khí gây hiệu ứng nhà kính khác dù hiện diện với lượng rất nhỏ nhưng vẫn có nguy cơ gây nóng lớn do hiện diện trong tầng khí quyển rất lâu. Nếu không có những chất gây hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ trung bình của trái đất sẽ là -18°C thay vì 15°C.

Nồng độ của các chất gây hiệu ứng nhà kính, đặc biệt là của carbon dioxide CO2  đã gia tăng nhanh chóng do sử dụng hóa thạch làm năng lượng. Kể từ cuộc cách mạng công nghiệp vào thế kỹ 18, nồng độ khí CO2 trong khí quyển đã tăng từ 270 ppm (phần triệu) lên 370 ppm. Nồng độ của khí methane cũng tăng lên do phát triển chăn nuôi gia súc, canh tác lúa và bải rác. Gần 1/3 lượng khí nitrous oxide phát thải do công nghiệp chế biến và xe hơi.

Kể từ giữa thế kỹ 18, các nhà khoa học đã biết CO2 là khí gây hiệu ứng nhà kính quan trọng trong cân bằng năng lượng quả đất. Qua đo lường lượng khí CO2 trong bầu khí quyển và lượng khí trong băng tuyết cho thấy lượng khí CO2 trong khí quyển tăng 40% từ năm 1800 đến 2012. Các đo đạt các dạng carbon đồng vị phóng xạ cho thấy sự gia tăng do hoạt động của con người. Các khí gây hiệu ứng nhà kính khác (đặc biệt khí methane và nitrous oxide N2O) cũng tăng do hoạt động của con người. Các đo đạt cho thấy nhiệt độ bề mặt quả đất  gia tăng từ 1900 là phù hợp với các tính toán chi tiết do tác động của sự gia tăng khí CO2 trong khí quyển (và những thay đổi do con người khác) trên cân bằng năng lượng của trái đất.  Các theo dõi nóng ấm bề mặt quả đất, gia tăng nhiệt độ bề mặt đại dương ẩm độ không khí tăng, tan chảy băng ở 2 cực quả đất đều do tăng nồng độ khí CO2 và tác động khác của con người. Các dự báo thay đổi thời tiết đều dựa trên các kíến thức về khả năng giữ nhiệt của các chất gây hiệu ứng nhà kính. Ngoài ra, biến đổi khí hậu còn do các tác nhân khác như hoạt động của mặt trời, quỉ đạo quả đất quanh mặt trời và hoạt động của núi lửa cũng như các chu kỳ khí tượng khác (như El Niño và La Niña).

Phát thải khí nhà kính không chỉ do đốt nhiên liệu hóa thạch mà còn do phá rừng, các hoạt động làm giảm tỷ lệ hữu cơ trong đất và đô thị hóa. Lượng khí CO2 phát thải của thế giới năm 1990 đạt 20,783 tỷ tấn, năm 2004 lên 26,583 tỷ tấn, năm 2007 lên 29.321 tấn, năm 2012 lên kỷ lục mới, 34,5 tỷ tấn. Trong các hoạt động phát thải khí nhà kính, sản xuất điện năng là tạo ra khí nhà kính nhiều nhất (21,3%) do phần lớn nhà máy điện ở Trung Quốc chạy bằng than đá, kế đến là sản xuất công nghiệp chiếm 16,8%.

Giao thông chiếm tỷ lệ 14,0%  do năm 2000, thế giới có 58,34 triệu chiếc xe thì đến năm 2013 đã tăng lên 87.30 triệu chiếc, trong đó Trung Quốc dẫn đầu với 22,12 triệu chiếc, kế đến là Mỹ (11,05 triệu), Nhật Bản (9,63 triệu), Đức (5,72 triệu). Sản xuất nông nghiệp đứng hạng 4 với tỷ lệ 12,5%, trong đó 2 chất khí thải quan trọng nhất là khí methane (đồng ruộng ngập nước và chăn nuôi gia súc) và nitrous oxide (phân bón).

Trong 6 nước phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính lớn nhất, có Trung Quốc đứng đầu với lượng phát thải 9,86 tỷ tấn CO2, chiếm tỷ lệ 29%. Kế đến là Mỹ (5,19 tỷ tấn, 15%), Liên minh châu Âu EU 27 (3,74 tỷ tấn, 11%), Ấn Độ (1,97 tỷ tấn, 6%), Nga (1,77 tỷ tấn, 5%), Nhật Bản (1,32 tỷ tấn, 5%). Điều lưu ý là 3 nước phát thải khí hàng đầu chiếm 55% lượng khí thải CO2 của cả thế giới. So với năm 2012, lượng khí thải của Trung Quốc tăng 3% , trong Mỹ và châu Âu giảm lần lượt là 4 và 1,6%. Trước kia Nhật Bản giảm 4,5% lượng khí thải CO2 nhưng sau tai nạn nhà máy điện hạt nhân Fukushima, lượng khí phát thải tăng 6,2% do chuyển sang sử dụng nhiệt điện.

II. SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH

Theo tổ chức Lương nông Quốc tế FAO. sản xuất nông nghiệp gây phát thải khí nhà kính tăng từ 4,7 tỷ tấn CO2 năm 2001 lên 5,3 triệu tấn năm 2011. Sự gia tăng này chủ yếu ở các nước đang phát triển do các nước này mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp.

Trong khi đó lượng khí thải nhà kính do khai hoang đất và phá rừng đã giảm 10% trong thời gian 2001-2010, thải ra 3 tỷ khí CO2 /năm trong 10 năm qua. Nguyên nhân do giảm mức độ phá rừng ở nhiều nước. Trong thời gian 2001-2009, phát thải khí nhà kính từ sản xuất nông nghiệp, khai thác rừng và sử dụng đất như sau

- 5 tỷ tấn CO2 /năm từ sản xuất nông nghiệp canh tác, chăn nuôi;

- 4 tỷ tấn CO2 /năm do chuyển từ đất lâm nghiệp sang đất khác (phá rừng)

- 1 tỷ tấn CO2 /năm do phân hủy đất than bùn (peatlands)

- 0,2 tấn CO2 /năm do đốt các sinh khối

Ngoài việc phát thải các khí gây hiệu ứng nhà kính, việc quang hợp cũng lấy từ khí quyển 2 tỷ tấn CO2 /năm.

Các số liệu của tổ chức Lương nông Quốc tế FAO cho thấy phát thải khí nhà kính do sản xuất nông nghiệp dù có tăng nhưng không bằng tốc độ tăng của đốt hóa thạch. Do đó tỷ lệ của sản xuất nông nghiệp tham gia trong phát thải khí nhà kính ngày càng giảm.

Trong sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi gia súc phát thải khí nhà kính lớn nhất, lượng lớn cỏ lên men trong dạ cỏ gia súc tạo ra khí methane. Năm 2011, chăn nuôi chiếm 39 % tổng lượng khí phát thải, nó tăng 11% từ 2001 đến 2011. Bón phân hóa học cũng tạo ra lượng khí nhà kính chiếm 13 % lượng khí thải nông nghiệp (725 triệu tấn CO2) năm 2011, và có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, đạt 37 % từ 2001 đến nay.

Khí nhà kính methane phát thải từ ruộng lúa chiếm 10 % lượng khí thải nông nghiệp, trong khi cháy đất than bùn chiếm 5%. 

Năm 2011,  44 % lượng khí thải nông nghiệp ở châu Á, sau đó là châu Mỹ (25 %), châu Phi (15 %),  châu Âu (12 %), và châu Đại dương (4 %). Tỷ lệ này không thay đổi trong suốt thập niên qua. Tuy nhiên, năm 1990 châu Á chỉ đóng góp có 38 % trong khi châu Âu chiếm 21 %.

Tổ chức Lương nông Quốc tế FAO còn có số liệu về nhiên liệu làm đất, bơm nước và đánh bắt thủy sản, tạo ra 785 triệu tấn CO2 năm 2010, tăng 75 % từ năm 1990.

III. PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH TẠI VIỆT NAM       

Tại Việt Nam, tổng lượng phát thải khí nhà kính năm 2000 đạt 150,9 triệu tấn CO2, trong đó nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất (65,1 triệu tấn CO2, 43,1%), kế đến là ngành năng lượng (52,8 triệu tấn CO2 35%), chuyển đất rừng thành đất nông nghiệp (LULUCF - Land Use Change and Forestry - 15,11  triệu tấn CO2 , 10%), công nghiệp chế biến (10 triệu tấn CO2 , 6,6%). Như vậy khác với các nước khác, sản xuất nông nghiệp Việt Nam phát thải khí nhà kính chiếm tỷ lệ lớn nhất.

Lượng khi nhà kính phát thải nhà kính theo Ủy Ban Úng Phó Biến đổi Khí hậu Quốc tế (UNFCCC) năm 2010 ghi nhận 151 triệu tấn CO2, tăng 6.4%/năm so với 104 triệu tấn COnăm 1994. Lượng khí thải là do đóng góp của nông nghiệp và khai hoang, giảm từ 69% năm 1994 xuống còn 53% năm 2010, Nguyên nhân do 63% dân số là nông dân. Đến năm 2020, tỷ lệ lao động nông nghiệp vẫn còn 59%.

Trong sản xuất nông nghiệp, sản xuất lúa phát thải khí nhà kính lớn nhất, giảm từ 62% năm 1994 xuống còn 58% năm 2000 với lượng khí phát thải là 65 triệu tấn CO2.

Dựa trên mô hình tính toán lượng khí phát thải của một số cây trồng chính của Việt Nam theo 4 kịch bản biến đổi khí hậu, lúa vẫn là cây phát thải khí nhà kính lớn nhất (77 triệu tấn CO2 ), kế đến là cây mía (9 triệu tấn CO2 ). Canh tác mía phát thải nhiều khí nhà kính nhất trên đơn vị diện tích, kế đến là cây lúa. Chất khí phát thải chính là các carbon hữu cơ, methane và nitrous oxide (SOC, CH4 và N20). Khí methane phát thải chủ yếu trên ruộng lúa ngập nước. Nitrous oxide có nguồn gốc từ phân đạm vô cơ, phát thải nhiều nhất trên ruộng mía, kế đến là đậu nành, khoai mỳ, trên lúa rất ít

Bảng 1: Lượng khí nhà kính phát thải của một số cây trồng ở Việt Nam (FAD-IFPRI, 2012)

Loại cây trồng

Tấn CO2 /ha

Tổng lượng khí thải (Triệu tấn CO2)

Lúa

20

77,32

Mía

28

8,68

Bắp

7

3,36

Khoai mỳ

12

2,96

Đậu phộng

10

2,17

Đậu nành

17

2,17

Tổng số

 

96,88

Hiện nay, Việt Nam đang triển khai các chương trình canh tác giảm phát thải khí nhà kính, chương trình này hy vọng sẽ tiết kiệm được lượng khí CO2 bán cho các nước khác với giá 10 USD/tấn.

Phước Tuyên
Nguồn: bannhanong.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập479
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại869,557
  • Tổng lượt truy cập92,043,286
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây