Học tập đạo đức HCM

Từ nay, nông dân sẽ nhàn tênh nhờ robot cấy lúa của học sinh lớp 10

Thứ bảy - 13/05/2017 10:16
Cậu học trò Nguyễn Đại Nghĩa học lớp 10 A 1, Trường PTTH Tân Lược, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long đã sáng chế thành công mô hình “Robot cấy lúa” có khả năng cấy lúa thay người rất độc đáo đang được nhiều người đến tham quan, tìm hiểu.

Em Nghĩa cho biết: “Nguyên lý cơ bản là điều khiển các khớp nối bằng mạch điện để robot có thể tự lấy lúa trên các chiếc khay và cấy xuống ruộng theo một quy luật được cài đặt sẵn rất tiện lợi...”.

 tu nay, nong dan se nhan tenh nho robot cay lua cua hoc sinh lop 10 hinh anh 1

Em Nguyễn Đại Nghĩa và robot cấy lúa

Robot này có thể điều chỉnh tốc độ cấy lẫn cự ly của các gốc lúa theo ý muốn của người sử dụng. Nguồn điện năng hoạt động được nạp từ những cục pin sạc có thể tái sử dụng nhiều lần. Phần tay, chân robot được em thiết kế bằng nhôm. Sau 30 phút sạc điện, nguồn pin này có thể giúp robot cấy lúa liên tục từ 2 đến 3 giờ, năng suất đạt xấp xỉ từ 1.000 đến 2.000 m2 đất tùy thuộc độ cứng của đất, tốc độ và cự ly các gốc lúa....

Để có được sản phẩm độc đáo này, Nguyễn Đại Nghĩa đã tự mày mò nghiên cứu nhiều tài liệu kỹ thuật trên mạng xã hội, trên các tư liệu, sách báo và tiến hành thử nghiệm. Sau nhiều lần thất bại, Nghĩa đã thành công bước đầu cùng chú robot của mình với giá thành xấp xỉ 300.000 đồng và đã đoạt giải khuyến khích Cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật huyện Bình Tân năm 2017. Theo dự kiến, tác phẩm này sẽ tham gia tranh tài tại Cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật thanh thiếu niên nhi đồng tỉnh Vĩnh Long tới đây.

Trong học tập, Nguyễn Đại Nghĩa luôn đạt thành tích đặc biệt xuất sắc ở tất cả các môn từ lớp 1 đến lớp 9, nhất là môn vật lý và toán. Nghĩa “bật mí” thêm, trước đây em cũng đã chế tạo thành công “robot quét rác” nhưng chưa “trình làng” vì còn hoàn chỉnh nhiều chi tiết độc, lạ khác nữa. Riêng chú robot cấy lúa này, em sẽ bổ sung một số tính năng mới trước khi đua tài, đó là: robot sẽ tự đảo chiều khi hết đất cấy; tự nhận biết sơ đồ diện tích sẽ hoạt động...

Chia tay chúng tôi, Nguyễn Đại Nghĩa nói thêm: “Em đang chuẩn bị thực hiện mô hình “robot tự chăm sóc các vườn cây cảnh tự động”, hy vọng sẽ thành công để giúp các nhà 

Theo Tam Anh (Khoa học phổ thông)
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập314
  • Hôm nay41,890
  • Tháng hiện tại284,966
  • Tổng lượt truy cập88,963,300
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây