Ứng dụng KHCN tạo sức bật cho sản xuất nông nghiệp |
Dựa trên cơ sở ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và phương thức sản xuất tiên tiến, sản xuất nông nghiệp đã có những chuyển biến tích cực, từng bước khẳng định vai trò của KHCN trong phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa tập trung, có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao.
Đến nay, Hà Nội đã có hàng trăm đề tài, dự án nghiên cứu trực tiếp phục vụ phát triển “tam nông”. Kết quả nghiên cứu khoa học đã được áp dụng vào quy trình sản xuất một số giống cây ăn quả đặc sản, giống lúa lai năng suất cao cho vùng ngoại thành.
Hà Nội đã triển khai thực hiện mô hình đồng bộ: Sản xuất rau an toàn, phòng chống dịch bệnh tổng hợp trong chăn nuôi bò thịt, bò sữa chất lượng hiệu quả, an toàn dịch bệnh. Nhiều cơ chế, chính sách được đề xuất đưa vào áp dụng cùng các giải pháp kỹ thuật, biện pháp quản lý cho hiệu quả kinh tế cao, giúp nông dân, doanh nghiệp phát huy tiềm năng.
Hà Nội cũng đã hình thành một số vùng sản xuất chuyên canh tập trung quy mô lớn có giá trị kinh tế cao, thu nhập và đời sống của nông dân ngày càng được cải thiện; sản lượng lương thực cũng tăng thêm trong trồng trọt.
Ngoài thu hoạch nhanh gọn cây trồng vụ Đông, Hà Nội đã gieo cấy gần 92.600 ha lúa và trồng hơn 17.090 ha rau màu vụ Xuân cho năng suất vượt trội; duy trì ổn định tổng đàn gia súc, gia cầm với đàn bò thịt là 138.250 con, bò sữa 14.420 con (sản lượng sữa đạt 16.200 tấn), trâu 23.620 con, lợn gần hơn 1,4 triệu con...
Đặc biệt, Hà Nội đã hình thành một số chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, trên cơ sở đó xây dựng thương hiệu sản phẩm có chất lượng, đáp ứng cơ bản nhu cầu của nhân dân Thủ đô.
Bảy loại sản phẩm của Bến Tre được sản xuất theo chuỗi giá trị
Bảy sản phẩm chủ lực của Bến Tre gồm dừa, bưởi da xanh, chôm chôm, hoa cảnh, lợn, bò và tôm biển sẽ được sản xuất theo chuỗi giá trị nhằm tăng lợi thế cạnh tranh giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến 2025.
Theo đánh giá, Bến Tre có nhiều lợi thế về phát triển nông nghiệp. Giá trị gia tăng ngành nông nghiệp chiếm 44,3% tổng giá trị sản phẩm của tỉnh. Riêng 7 sản phẩm nói trên chiếm 54,2% tỉ trọng giá trị.
Hiện việc canh tác 7 loại sản phẩm nói trên đang được áp dụng theo các mô hình sản xuất an toàn, được chứng nhận GAP; đã hình thành các tổ hợp tác, hợp tác xã và có sự liên kết trong sản xuất-tiêu thụ.
Đây chính là nền tảng ban đầu để hình thành các chuỗi giá trị nông sản của tỉnh. Hiện nay, xu hướng phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp được bắt đầu từ thị trường tiêu thụ sản phẩm đến công nghệ chế biến, bố trí, tổ chức sản xuất phù hợp với yêu cầu của thị trường.
Từ năm 2016-2018, tỉnh Bến Tre nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện chuỗi giá trị sản phẩm, gồm xây dựng thương hiệu, đề xuất và hoàn thiện chuỗi, hình thành ít nhất một hợp tác xã kiểu mới cho mỗi sản phẩm tham gia chuỗi giá trị, riêng ngành dừa có 2 hợp tác xã.
Theo Đào Chi/baochinhphu.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã