Học tập đạo đức HCM

Ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp.

Chủ nhật - 06/11/2016 01:02
Ứng dụng công nghệ sinh học (CNSH) trong lĩnh vực nông nghiệp được coi là giải pháp đột phá xây dựng nền nông nghiệp nước ta phát triển toàn diện theo hướng hiện đại. Tuy nhiên, hiện nay việc ứng dụng CNSH vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Tại tọa đàm “Tương lai của nền nông nghiệp sinh học Việt Nam” vừa diễn ra tại Hà Nội vào cuối tháng 10 vừa qua, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hệ thống nông nghiệp về xu hướng phát triển của nông nghiệp Việt Nam TS Đào Thế Anh cho biết, nước ta xuất khẩu gạo đứng thứ ba thế giới, tuy nhiên trong những năm gần đây năng suất lúa chỉ tăng 1,04%/năm. Điều này chứng tỏ với nguồn lực hiện có, mức độ tăng trưởng năng suất lúa đã chạm trần. Hiện nay, xu hướng các nước xuất khẩu gạo trên thế giới đều tập trung cải thiện chất lượng lúa gạo để tăng giá. Trong khi ở các nước như Ấn Độ, Thái-lan, Pa-ki-xtan, Cam-pu-chia đều có những loại gạo thương hiệu thì Việt Nam lại chưa có gạo thương hiệu để xuất khẩu và giá gạo của Việt Nam cũng thấp nhất. Số lượng giống sản xuất nhiều, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, thiếu đồng bộ là những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng gạo xuất khẩu.

Theo TS Đào Thế Anh, Việt Nam đang phải trả giá về môi trường khi sử dụng quá nhiều hóa chất trong sản xuất lúa. Theo thống kê của Tổ chức Nông nghiệp Thế giới FAO, trung bình mỗi năm Việt Nam nhập khẩu hơn 700 triệu USD thuốc bảo vệ thực vật. Trong đó, có tới 50% số thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu từ Trung Quốc có xuất xứ không rõ ràng. Chỉ trong 30 năm, từ năm 1985 đến nay, số lượng hóa chất nông nghiệp sử dụng của nước ta đã tăng 10 lần. Thống kê này cũng chỉ ra rằng tại Việt Nam có đến 80% số trường hợp sử dụng chất bảo vệ thực vật sai cách, không có hiệu quả.

Thách thức về môi trường, an toàn thực phẩm đặt ra yêu cầu cần phải phát triển nông nghiệp bền vững. Phát triển nông nghiệp bền vững là quá trình bảo tồn tài nguyên (bao gồm tài nguyên đất, nước, nguồn gien thực vật và động vật), không phá hủy môi trường, kỹ thuật phù hợp với trình độ của người nông dân, tạo ra hiệu quả kinh tế và công ăn việc làm cho người dân. Để phát triển nông nghiệp bền vững, trên thế giới có hai xu hướng: nông nghiệp sinh thái và nông nghiệp công nghệ cao, chính xác. Xu hướng nông nghiệp sinh thái có thể nói là cuộc cách mạng nông nghiệp xanh lần thứ hai, thay đổi thói quen sản xuất của người nông dân trong việc sử dụng phân bón hóa học. Xu hướng nông nghiệp công nghệ cao sử dụng công nghệ hiện đại áp dụng ở các quốc gia công nghệ cao như I-xra-en, Anh, Mỹ…

Nông nghiệp sinh học hay nông nghiệp sinh thái là nền nông nghiệp dựa trên việc sử dụng các mối quan hệ tương tác giữa các cơ thể sống và môi trường chung quanh trong một hệ thống nông nghiệp. Tức là mối quan hệ giữa cây trồng, vật nuôi, môi trường đất, vi sinh vật trong đất và môi trường khí hậu. Nếu thực hiện đúng các quy trình sản xuất, sản lượng của nông nghiệp sinh thái không hề thua kém nông nghiệp hóa chất. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu nền nông nghiệp sinh thái được áp dụng rộng rãi, phổ biến thì có thể đáp ứng được nhu cầu lương thực cho chín tỷ người. TS Đào Thế Anh cho rằng: “Việt Nam hiện nay đã sử dụng nhiều phân bón hóa học khiến cho đất bị “chết”, hoàn toàn mất giá trị sử dụng và có nguy cơ cao trở thành đất bỏ hoang. Nếu áp dụng nông nghiệp sinh học ở những vùng đất chết có thể giúp tái tạo sự sống của đất”.

Ở Việt Nam, một số loại hình nông nghiệp sinh học đã tồn tại và hiện nay đang dần được thúc đẩy rộng rãi hơn, đó là: nông nghiệp hữu cơ; thâm canh lúa cải tiến; quản lý sâu bệnh; nông lâm kết hợp; nông nghiệp bảo tồn và vườn - ao - chuồng kết hợp bi-ô-ga. Theo TS Đào Thế Anh, cần phải nghiên cứu các công nghệ sản xuất nông nghiệp sinh thái mới, nhất là những nghiên cứu về vi sinh vật loại mới, các công nghệ sản xuất xanh khác… Hiện nay, khó khăn lớn nhất của nông nghiệp sinh học là không đủ phân hữu cơ, vì vậy các nhà khoa học cần phải thúc đẩy nghiên cứu sản xuất phân hữu cơ đáp ứng đủ nhu cầu của nông nghiệp sinh học. Bên cạnh đó, nền nông nghiệp sinh học muốn thúc đẩy phát triển cần thay đổi nhận thức của nông dân trong sản xuất nông nghiệp, bảo đảm thị trường, bảo vệ thương hiệu, nhãn hiệu.

Là người có nhiều kinh nghiệm trong phát triển nông nghiệp hữu cơ, bà Từ Tuyết Nhung, Trưởng đại diện hệ thống bảo đảm chất lượng sản phẩm nông nghiệp sinh học Việt Nam cho rằng, để thực hiện được nông nghiệp sinh học ở nước ta, cần có sự mạnh dạn của những người nông dân, sự tham gia của thế hệ trẻ và nhất là những chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Người trẻ chính là tương lai của ngành nông nghiệp sinh học, bởi chính sự nhanh nhạy áp dụng những kỹ thuật, công nghệ mới sẽ mang lại diện mạo mới cho nền nông nghiệp nước ta và cả sự dấn thân dám nghĩ dám làm của họ. Tuy nhiên, không ít các bạn trẻ cảm thấy “bơ vơ” khi chọn cho mình con đường rời bỏ thành thị trở về quê hương sản xuất theo hướng nông nghiệp sinh học trong sự hoài nghi của gia đình, bạn bè, làng xóm. Theo bà Từ Tuyết Nhung, để các bạn trẻ có sự hứng thú đối với nông nghiệp sinh học cần phải được hỗ trợ đào tạo, cung cấp các nguồn lực cơ bản như đất đai, vốn, thiết bị nông nghiệp và thị trường. 

Theo Hạnh Nguyên/nhandan.com.vn

 Tags: nông nghiệp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập188
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm184
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại189,321
  • Tổng lượt truy cập90,252,714
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây