Học tập đạo đức HCM

Mạnh tay đầu tư nuôi tôm công nghệ cao

Thứ bảy - 29/10/2016 04:21
Mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao sử dụng nhà lưới, lót bạt đáy ao, máy vận hành xử lý nước... với vốn đầu tư lên đến hàng tỷ đồng/ha đang được một số hộ nông dân miền Đông Nam Bộ hào hứng triển khai.

Thuyền lớn, sóng lớn

“Đã qua rồi cái thời “thả con tép, bắt con tôm”, bây giờ nông dân (ND) nuôi tôm muốn bắt con tôm phải thả con tôm tốt” - anh Trần Văn Mùa (xã Hiệp Phước, Nhà Bè, TP.HCM) – một ND nuôi tôm theo mô hình này khẳng định. Mô hình nuôi tôm này được anh Mùa đúc kết kinh nghiệm từ những chuyến đi trong và ngoài nước, cho tỷ lệ nuôi tôm thành công cũng như hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần nuôi tôm ao đất.

Để nuôi 2 ao tôm 1.200m2 theo mô hình này, anh Mùa chuẩn bị 1 ao ương, 1 ao lắng, 2 ao sẵn sàng. Trung bình chi phí đầu tư theo mô hình này khoảng 2 tỷ đồng/ha. Ngược lại, tỷ lệ thành công nuôi tôm theo mô hình này khá cao, năng suất trung bình đạt 120 tấn/ha, mỗi năm sản xuất 3 vụ tôm.

Trong khi đó, tại 2 huyện Long Thành, Nhơn Trạch (Đồng Nai), hiện đang có hơn chục ND đã triển khai mô hình nuôi tôm này. Với 2 ao nuôi tôm gần 3.500m2, từ đầu năm đến nay, ông Nguyễn Trường Đại (xã Vĩnh Thanh, Nhơn Trạch) đã thu hoạch được gần 20 tấn tôm thịt. Ông Đại so sánh, nếu như với cách nuôi truyền thống trong ao đất, ông thường thả 50 con giống/m2 thì với với tôm công nghệ cao ông thả đến 200 con/m2. “Nhờ quy trình nuôi an toàn sinh học, chọn lọc con giống tốt nên con tôm khi thu hoạch đạt được cỡ lớn từ 25-30 con/kg” - ông Đại cho biết.

Bà Nguyễn Thị Lê Hoa (xã Long Phước, huyện Long Thành, Đồng Nai) – một ND đang nuôi theo mô hình này chia sẻ, gần chục năm qua, theo nghề nuôi tôm thẻ chân trắng trong ao đất, bà gặp thất bại nhiều hơn thành công vì rủi ro dịch bệnh. “Khi chuyển qua mô hình mới này, do luôn chủ động kiểm soát môi trường nuôi nên hạn chế được rất nhiều nguy cơ dịch bệnh cho con tôm” - bà Hoa khẳng định.

Lập vùng nguyên liệu tôm sạch

Có thể thấy, do nuôi tôm công nghệ cao và theo quy trình vi sinh, quản lý tốt dư lượng kháng sinh nên tôm thu hoạch gần như là tôm sạch. Theo đó, để ứng dụng công nghệ này, ND phải chọn con giống sạch, chất lượng; tuân thủ đúng quy trình xử lý nguồn nước đầu vào; sử dụng vi khuẩn có lợi cạnh tranh với vi khuẩn có hại; đặc biệt ao được thiết kế để các chất thải, chất bẩn có hại tập trung lắng xuống khu trũng ở đáy ao, người nuôi phải vệ sinh hàng ngày và hút các chất bẩn ra khỏi ao nuôi...

Phòng Kinh tế huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai cho biết, hiện toàn huyện có khoảng chục hộ đã ứng dụng công nghệ cao để nuôi tôm và đều đạt lợi nhuận tốt. Xác định đây là mô hình kinh tế cho hiệu quả cao nên địa phương đang triển khai nhân rộng cho bà con. Huyện sẽ ưu tiên đầu tư về cơ sở hạ tầng, như đường, điện... cho các vùng chuyên canh nuôi tôm thâm canh để khuyến khích ND ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất.

Lợi thế không nhỏ của mô hình này là thu hút được doanh nghiệp quan tâm đồng hành với ND trong sản xuất. Theo ông Mùa, hiện có khoảng 8 công ty luôn sẵn sàng thu mua tôm nếu cho bà con nuôi tôm công nghệ cao ở xã Hiệp Phước. “Họ chấp nhận làm đối tác cung ứng vật tư, con giống và thu mua hết tôm thu hoạch của ND” - ông Mùa cho biết.

Theo ông Phạm Văn Quý – Phó Chủ tịch Hội ND huyện Nhà Bè, TP.HCM, hiện tại xã Hiệp Phước có 9 ND nuôi tôm theo mô hình này với diện tích gần 15ha. Các hộ nuôi tôm công nghệ cao ở xã Hiệp Phước đang liên kết để đăng ký làm tôm VietGAP nhằm cung ứng ra thị trường tôm sạch và xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị kinh tế cho con tôm.

Đại diện một công ty đang chuyển giao công nghệ nuôi tôm này cho ND ở Đồng Nai cho biết, doanh nghiệp vẫn tiếp tục đồng hành với người nuôi để nhân rộng mô hình này. Hiện doanh nghiệp này có các nhà máy chế biến tôm đông lạnh tại huyện Trảng Bom (Đồng Nai) và tại tỉnh Bến Tre... nên người nuôi không lo đầu ra cho tôm.

 

 >>Theo anh Huỳnh Công Phúc (xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP.HCM) – một ND đang đầu tư 6 ao tôm theo mô hình này (2.500m2/ao), bên cạnh vốn đầu tư lớn, mô hình này đòi hỏi ND phải biết thiết kế kỹ thuật công trình, cao trình, hệ thống cống xả, vận hành thay nước... Nếu đầu tư đúng và tuân thủ quy trình nuôi, rủi ro tôm chết là rất thấp.

 

Trần Đáng 
Theo Dân Việt
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập402
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm398
  • Hôm nay30,246
  • Tháng hiện tại156,808
  • Tổng lượt truy cập85,063,844
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây