Học tập đạo đức HCM

Trồng Thanh Long ruột đỏ – Hướng đi mới của nông dân xã Sơn Giang

Thứ tư - 02/07/2025 14:53
Giữa cái nắng oi ả của mùa hè, những triền đồi ở thôn Sông Con, xã Sơn Giang (xã Quang Diệm trước đây) như bừng sáng bởi sắc đỏ rực rỡ của thanh long ruột đỏ đang vào vụ chín. Xen lẫn màu xanh ngút ngàn của núi rừng là những vườn thanh long trĩu quả, báo hiệu mùa thu hoạch đầy hứa hẹn và mang theo niềm hy vọng về một cuộc sống sung túc hơn cho người nông dân nơi đây
V  ợ chồng chị Nguyễn Thị Thương và anh Lê Văn Thuật là những người đầu tiên ở thôn Sông Con mạnh dạn chuyển đổi hơn 1,5 ha đất đồi khô cằn trước đây chỉ trồng keo, sắn sang trồng thanh long ruột đỏ. Trải qua 4 năm miệt mài cải tạo đất, đầu tư kỹ thuật và chăm bón bài bản, hơn 500 trụ thanh long đã phát triển tốt, cho quả đều, mẫu mã đẹp, ruột đỏ tươi và vị ngọt thanh đặc trưng được thị trường ưa chuộng.
Mỗi vụ thu hoạch, vườn thanh long cho sản lượng từ 6 – 8 tạ quả, với giá bán dao động từ 30 - 45.000 đồng/kg, có thời điểm lên đến 50.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, mô hình đem lại lợi nhuận trung bình khoảng 200 triệu đồng/năm, đây là mức thu nhập đáng mơ ước đối với người dân miền núi. Không chỉ ổn định kinh tế gia đình, mô hình còn tạo việc làm thời vụ cho 3 – 4 lao động địa phương, với mức thu nhập bình quân 200.000 đồng/người/ngày.
Chia sẻ với chúng tôi Lê Văn Thuật cho biết, để vườn thanh long đạt năng suất cao và có thể thu hoạch quanh năm, người trồng cần tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật: dựng trụ chắc chắn, cắt tỉa định kỳ, bón phân hữu cơ hợp lý, đặc biệt là lắp đèn chiếu sáng ban đêm nhằm kích thích cây ra hoa trái vụ.
Nhờ áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật, vườn thanh long của gia đình không phụ thuộc vào mùa chính, từ đó tăng sản lượng và giá trị sản phẩm, đảm bảo đầu ra quanh năm.
a 1
Chị Nguyễn Thị Thương phấn khởi thu hoạch thanh long ruột đỏ chín mọng, cho năng suất cao và chất lượng vượt trội.
Từ mô hình tiên phong hiệu quả, nhiều hộ dân tại thôn Sông Con đã mạnh dạn chuyển đổi theo. Đến nay, toàn thôn đã có gần 10 ha thanh long ruột đỏ, tập trung các giống chất lượng cao phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu địa phương. Các hộ đi sau như anh Nguyễn Văn Hòa, chị Trần Thị Hường bước đầu thu được 80 – 100 triệu đồng/năm, cao gấp nhiều lần so với trồng keo hay sắn.
Tuy nhiên, một trong những trăn trở lớn của bà con là sản phẩm chưa có thương hiệu riêng, mã số vùng trồng hay tem QR truy xuất nguồn gốc. Việc tiêu thụ chủ yếu phụ thuộc vào thương lái khiến đầu ra chưa ổn định, giá cả bấp bênh.
“Chúng tôi rất mong được hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu tập thể, mã vùng trồng để có thể đưa quả thanh long vào hệ thống siêu thị, chuỗi nông sản sạch hoặc xuất khẩu chính ngạch,” anh Thuật chia sẻ.
Nhận thấy tiềm năng của loại cây trồng mới này, chính quyền xã Sơn Giang đã sớm có kế hoạch hỗ trợ và mở rộng quy mô. Theo ông Nguyễn Trường Giang,  Chủ tịch UBND xã Sơn Giang, xã đang xây dựng kế hoạch phát triển vùng trồng thanh long ruột đỏ lên 20 – 25 ha trong thời gian tới. Đồng thời, địa phương cũng hỗ trợ giống chất lượng, tập huấn kỹ thuật theo tiêu chuẩn VietGAP, hướng đến sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn và bền vững.
Bên cạnh thị trường nội địa, xã cũng đang nghiên cứu phát triển mô hình du lịch sinh thái trải nghiệm vườn thanh long. Du khách không chỉ được tham quan, chụp ảnh mà còn được thưởng thức trái cây tại chỗ, mua đặc sản và tìm hiểu văn hóa bản địa – mở thêm một hướng tiêu thụ đầy tiềm năng cho nông sản địa phương.
thanh long trong son giang ml
Nguồn ảnh baohatinh.vn 
 “Nếu được hỗ trợ thêm về kỹ thuật, truyền thông quảng bá và kết nối tiêu thụ, cây thanh long chắc chắn sẽ trở thành cây làm giàu của bà con nơi đây. Khi đầu ra ổn định, người dân sẽ yên tâm gắn bó với nghề, con em cũng không phải ly hương tìm việc nữa.” Chị Nguyễn Thị Thương kỳ vọng.
Từ kết quả bước đầu, có thể khẳng định: mô hình thanh long ruột đỏ ở thôn Sông Con không chỉ mở ra hướng đi mới trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng mà còn góp phần tích cực trong quá trình xây dựng xã Sơn Giang đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
Với sự đầu tư đúng hướng và hỗ trợ kịp thời từ các cấp, cây thanh long hoàn toàn có thể trở thành “trái ngọt” làm nên thương hiệu cho vùng đồi núi Sơn Giang, giúp người dân nơi đây vươn lên làm giàu bền vững trên chính mảnh đất quê hương.

   
Hoàng Anh Thơ
Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Kế hoạch số 344/KH-UBND

Tuyên truyền Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Kế hoạch số 329/KH-UBND

Triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua ĐMST và CĐS” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Kế hoạch số 01-KH/BCĐTW

về khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số triển khai Phong trào "Bình dân học vụ số"

Thông báo số 203/TB-VPĐP

Về việc phân công nhiệm vụ các thành viên Ban biên tập, Tổ quản trị Trang thông tin điện tử Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Hà Tĩnh

Quyết định số 19/QĐ-VPĐP

Kiện toàn Ban biên tập Trang thông tin điện tử Văn phòng Điều phối thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh Hà Tĩnh

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập60
  • Hôm nay22,189
  • Tháng hiện tại101,296
  • Tổng lượt truy cập101,860,839
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Lê Ngọc Huấn - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây