Học tập đạo đức HCM

Xây dựng tài liệu chăn nuôi an toàn sinh học cho lợn sinh sản

Thứ năm - 09/09/2021 10:10
Tổ chức FAO tại Việt Nam và Trung tâm Khuyến nông Quốc gia triển khai xây dựng bộ tài liệu về an toàn sinh học trong chăn nuôi lợn sinh sản quy mô vừa, nhỏ.

Ngày 9/9, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) tại Việt Nam tổ chức hội nghị trực tuyến “Tư vấn kỹ thuật xây dựng bộ tài liệu thực hành quản lý tốt và an toàn sinh học trong chăn nuôi lợn sinh sản quy mô vừa và nhỏ”.

Hình ảnh Hội nghị trực tuyến qua Zoom. Ảnh: Trung Quân.

Hình ảnh Hội nghị trực tuyến qua Zoom. Ảnh: Trung Quân.

Đây là hoạt đông nằm trong chương trình hợp tác giữa Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và FAO tại Việt Nam.

Bà Hạ Thuý Hạnh, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho biết: Trong phát triển chăn nuôi hiện nay, vấn đề chăn nuôi an toàn sinh học đang rất được quan tâm. Việc chăn nuôi an toàn sinh học không chỉ giúp vật nuôi an toàn dịch bệnh, cung cấp được những sản phẩm chất lượng ra thị trường mà còn giúp cho người chăn nuôi tiết kiệm chi phí, giảm giá thành chăn nuôi. Các cơ sở chăn nuôi sẽ được các cơ quan quản lý cấp chứng nhận về sản phẩm an toàn.

Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay, phương thức quảng bá, bán hàng qua các kênh thương mại điện tử đang lên ngôi. Việc tiếp xúc trực tiếp của người mua và người bán giảm dần, thì việc có những chứng nhận về mặt chất lượng sẽ giúp các hộ sản xuất thuận lợi hơn trong việc đưa sản phẩm chăn nuôi của mình dễ dàng tiếp cận với hệ thống siêu thị, các cửa hàng, chuỗi cung ứng thực phẩm…, từ đó đảm bảo được đầu ra ổn định.

Trên cơ sở đã phối hợp thành công xuất bản 5 cuốn hướng dẫn chăn nuôi an toàn sinh học trên gia cầm trước đây, trong lần phối hợp này, bộ tài liệu hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi tiếp tục mở rộng đối tượng là lợn sinh sản.

Theo bà Hạnh, việc nuôi lợn sinh sản diễn ra trong thời gian rất dài, với nhiều loại đối tượng cần hướng đến như lợn đực, lợn nái, lợn nái nuôi con… Vì vậy, việc làm thế nào để duy trì nuôi an toàn sinh học trong thời gian dài, kỹ thuật chăm sóc đối với từng loại đối tượng lợn sinh sản khác nhau, trên cùng một cơ sở chăn nuôi là việc làm rất cấp thiết hiện nay.

Nội dung bộ tài liệu hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi an toàn sinh học cho lợn sinh sản cần viết ngắn gọn, dễ hiểu, có nhiều hình ảnh minh họa cụ thể sát thực tiễn, để các hộ chăn nuôi dễ dàng áp dụng. Ảnh: TL.

Nội dung bộ tài liệu hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi an toàn sinh học cho lợn sinh sản cần viết ngắn gọn, dễ hiểu, có nhiều hình ảnh minh họa cụ thể sát thực tiễn, để các hộ chăn nuôi dễ dàng áp dụng. Ảnh: TL.

Bên cạnh đó, số trang trại, hộ chăn nuôi lợn sinh sản với số lượng lại thường rơi vào nhóm có quy mô vừa (dưới 100 đơn vị vật nuôi) và nhỏ (dưới 30 đơn vị vật nuôi). Trong khi những cơ sở này thường điều kiện về cơ sở vật chất, nhân công… có nhiều hạn chế.

Vì vậy, việc xây dựng được bộ tài liệu hướng dẫn chi tiết, để người sản xuất áp dụng chăn nuôi an toàn sinh học đúng cách, sẽ giúp hộ chăn nuôi giải được rất nhiều bài toán như: Chất lượng sản phẩm, giảm lượng thuốc, kháng sinh phòng trị bệnh, giảm ô nhiễm môi trường, giảm giá thành vật tư đầu vào…  

Ông Pawin Padungtod, điều phối viên cao cấp của FAO tại Việt Nam chia sẻ: Mong muốn lớn nhất khi xây dựng bộ tài liệu là có thể áp dụng được trên phạm vi cả nước, thông qua hệ thống khuyến nông từ trung ương đến cơ sở. Bộ tài liệu sẽ như người bạn đồng hành, cơ sở khoa học chắc chắn, hỗ trợ đắc lực cho đội ngũ cán bộ khuyến nông và các hộ trực tiếp sản xuất, nhất là những hộ sản xuất trẻ mới vào nghề.

Tại Hội nghị, các đại biểu, chuyên gia cũng đóng góp nhiều ý kiến để hoàn thiện bộ tài liệu, sớm đưa vào sử dụng trong thời gian tới.

Theo đó, tất cả cá ý kiến đều cùng thống nhất, sách hướng dẫn dùng chung cho người chăn nuôi, nên những hình ảnh, thông tin phải mang tính phổ biến. Nội dung viết ngắn gọn, dễ hiểu, có nhiều hình ảnh minh họa cụ thể sát thực tiễn, để các hộ chăn nuôi dễ dàng áp dụng.

Bên cạnh những vấn đề cơ bản như kỹ thuật xây dựng chuồng nuôi, hệ thống xử lý chất thải, biện pháp sử dụng hóa chất phòng, trị bệnh…, những vấn đề mới cũng cần được cập nhật và hướng dẫn chi tiết như cho lợn nghe nhạc, sử dụng bóng tử ngoại để sát trùng, sát khuẩn…

Theo Trung Quân/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập186
  • Hôm nay52,001
  • Tháng hiện tại475,990
  • Tổng lượt truy cập89,154,324
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây