Học tập đạo đức HCM

Tự sản xuất thức ăn chăn nuôi: Cách làm giàu mới của nông dân

Thứ ba - 26/01/2016 22:22
Trong khi giá thành TĂCN trên thị trường tương đối cao, nhiều hộ gia đình đã tự sản xuất TACN để giảm chi phí, tăng lợi nhuận.

Tiết kiệm chi phí

Ông Kim Hồng Chuyên (thôn Đại Nội, xã Bình Định, huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc) đã tạo ra dây chuyền chế biến. Dây chuyền bao gồm một máy nghiền (ngô, đỗ, lạc, cá…) và một máy trộn, còn công thức trộn theo tỷ lệ được ông đúc rút từ việc tham khảo trên sách, báo và qua nhiều lần thử nghiệm. Với dây chuyền này, mỗi ngày ông có thể sản xuất ra được từ 1,2 đến 2 tấn TĂCN. Điều đặc biệt, sản phẩm cám tự chế của ông Chuyên có thể “sánh ngang” các sản phẩm cám bán trên thị trường. Theo ông Chuyên, việc sản xuất TĂCN giúp tiết kiệm 1.600 - 2.200 đồng/kg thức ăn. Như vậy mỗi tháng gia đình ông tiết kiệm được 20 - 22 triệu đồng so với sử dụng TĂCN công nghiệp mua của các đại lý. Mô hình của ông Chuyên đã giúp cho hàng trăm hộ chăn nuôi ở Vĩnh Tường, Tam Dương, Yên Lạc… trước nguy cơ bỏ chuồng vì thua lỗ. Hai chiếc máy nghiền và trộn có giá 14 triệu đồng có thể nuôi được hàng trăm con lợn, vạn con gà. Những hộ gia đình gần nhau có thể sử dụng chung đỡ chi phí đầu tư.

Được biết, trong 2 năm 2014 - 2015, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Vĩnh Phúc đã hỗ trợ các hộ mua máy để sản xuất TĂCN. Một số gia đình ở huyện Tam Dương, Vĩnh Tường… với mức hỗ trợ 20 - 50% máy.

Tại Phú Yên, nhiều hộ gia đình cũng đã sử dụng TĂCN tự chế biến để nuôi heo. Ông Trần Văn Thắng, nông dân xã Hòa Quang Nam, huyện Phú Hòa) cho biết, trước đây gia đình ông nuôi lợn bằng thức ăn tổng hợp bán trên thị trường. Tuy nhiên chi phí đầu tư cho thức ăn cao, giá thành sản xuất tăng, lợi nhuận giảm. Ông đã học tập cách chăn nuôi lợn theo mô hình thâm canh bằng kỹ thuật phối trộn thức ăn do Phòng NN&PTNT huyện Phú Hòa triển khai. So với nuôi lợn bằng cám tổng hợp, khi được nuôi bằng thức ăn tự trộn, lợn cũng phát triển tương đương, thời gian nuôi khoảng 3 tháng có thể xuất bán được 1 lứa nên mang lại hiệu quả kinh tế cao.

 

Khó bảo quản

Theo nhiều nông dân ở Phú Yên, hầu hết người nuôi chỉ tìm tòi học hỏi qua các phương tiện thông tin, từ đó tự mày mò, phối trộn thức ăn theo cách riêng chứ chưa nắm rõ kỹ thuật, công thức phối trộn thức ăn sao cho đạt các chỉ tiêu về hàm lượng dinh dưỡng, cách bảo quản… Vì vậy, hiệu quả mang lại còn bấp bênh.

Trong khi đó, mặc dù biết được lợi thế từ TĂCN tự chế mang lại nhưng nhiều hộ sản xuất vẫn gặp khó khăn nhất định như việc thu mua và bảo quản nguyên liệu, đầu tư máy móc trang thiết bị để sản xuất cám, đầu tư thời gian công sức để làm cám... Ông Vũ Khắc Minh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Vĩnh Phúc thừa nhận, đối với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ rất khó có thể áp dụng việc xây kho bảo quản, mà chỉ có thể bảo quản theo cách truyền thống là phơi khô bỏ vào bồ, túi nylon. Đối với hộ chăn nuôi lớn, HTX thì có thể xây kho bảo quản. Bởi xây kho bảo quản sẽ rất tốn kém, nhưng nếu chăn nuôi ít rất lãng phí.

Ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai kiến nghị, các hộ nuôi heo muốn thông qua Hiệp hội để có thể mua được nguyên liệu đầu vào với giá tương tự giá mua nguyên liệu của các nhà máy để tự chế biến, hoặc thuê gia công nhằm giảm chi phí. Đây cũng là một xu hướng chăn nuôi hiện nay.

nguồn: nguoichannuoi.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập282
  • Hôm nay53,237
  • Tháng hiện tại828,515
  • Tổng lượt truy cập92,002,244
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây