Học tập đạo đức HCM

Vực dậy ngô vụ đông

Thứ tư - 24/12/2014 01:46
Là cây vụ đông chủ lực của vùng Bắc Trung bộ cùng với ĐBSH, tuy nhiên diện tích ngô ở hai vùng này liên tục giảm.
Vực dậy ngô vụ đông
Mô hình trồng ngô dày thâm canh tại xã Mộc Bắc (Duy Tiên, Hà Nam) vụ đông 2014-2015

Trước tình hình đó, từ vụ đông 2014-2015, Bộ NN-PTNT cùng nhiều địa phương đã có nhiều hành động nhằm xốc lại SX cây trồng này.

Vì sao diện tích giảm?

Việc mỗi năm Việt Nam phải NK từ 1,5 - 1,6 triệu tấn ngô phục vụ cho chăn nuôi lâu nay không khỏi khiến dư luận băn khoăn. Đặc biệt khi quỹ đất có thể trồng ngô vụ đông ở ĐBSH và Bắc Trung Bộ hiện còn vô cùng lớn. Điều đáng lo hơn khi những năm gần đây, diện tích ngô vụ đông liên tục tụt mạnh.

Theo Cục Trồng trọt, nếu năm 2009, diện tích ngô vụ đông ở ĐBSH và Bắc Trung Bộ lên tới gần 110 nghìn ha thì đến năm 2013 chỉ còn khoảng trên 90 nghìn ha, giảm gần 17 nghìn ha, trong đó vùng ĐBSH giảm mạnh nhất với khoảng hơn 10 nghìn ha. Vậy vì sao, diện tích ngô vụ đông liên tục giảm?

Tại hội nghị đánh giá kết quả thâm canh ngô vụ đông 2014-2015 diễn ra tại tỉnh Hà Nam ngày hôm qua (23/12), ông Lê Quốc Thanh, GĐ Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Khuyến nông (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) cho rằng, năng suất ngô vụ đông quá thấp (trung bình dưới 5 tấn/ha) do thiếu các giải pháp kỹ thuật đồng bộ khiến giá trị SX ngô vụ đông trên đất hai lúa chưa thể cạnh tranh được cây khác.

Bên cạnh đó, ngô là cây ưa ấm, đòi hỏi việc xuống giống sớm, trong khi nhiều địa phương chưa bố trí được lịch thời vụ phù hợp trong cả năm khiến nhiều diện tích thường xuống giống muộn, năng suất càng rất thấp.

“Nếu lúa vụ mùa không giải phóng được đất để xuống giống ngô trước 15/9 thì không thể mong có năng suất. Trong khi đó, hiện chưa có giống ngô thật sự ngắn ngày, chịu rét phù hợp với vụ đông", ông Thanh đánh giá.

Ông Trần Mạnh Báo, TGĐ Cty CP Giống cây trồng Thái Bình cho rằng, diện tích ngô giảm đơn giản bởi trồng ngô không có lời. Mặc dù thời gian qua, nhiều địa phương không thiếu các giải pháp hỗ trợ, kỹ thuật làm đất tối thiểu cũng giảm đầu tư đáng kể, tuy nhiên về cơ bản đầu tư trồng ngô vẫn quá cao.

1 sào ngô nếu làm tốt chỉ đạt nổi 2 tạ, với giá bán như hiện nay thì chỉ được hơn 1 triệu đồng. Trong khi giá ngô giống hiện đã lên tới 120 nghìn đồng/kg, cộng với phân bón, công sá đủ thứ thì chẳng còn lời lãi là bao.

Ông Báo cũng cho rằng, chính sách chỉ đạo, điều hành của nhiều địa phương quyết liệt hay không cũng là vấn đề quyết định khiến diện tích ngô liên tục giảm.

“Diện tích ngô đông ở Thái Bình trước đây có lúc lên tới trên 20 nghìn ha, tuy nhiên gần đây liên tục giảm. Nhưng cũng có năm lại đột ngột tăng vượt kế hoạch, mà nguyên nhân chủ yếu là từ sự chỉ đạo của tất cả các cấp, từ tỉnh tới cơ sở”, ông Báo phân tích.

Vẫn là cây trồng chính

Là địa phương luôn có diện tích ngô vụ đông hàng đầu vùng ĐBSH với khoảng 21 nghìn ha, Vĩnh Phúc được xem là địa phương vẫn giữ được diện tích ngô vụ đông tương đối ổn định.

Ông Lê Văn Dũng, PGĐ Sở NN-PTNT Vĩnh Phúc khẳng định, ngô sẽ vẫn là cây lương thực chính (sau lúa) và vẫn có lợi thế bởi cơ bản dễ làm, không kén đất, đặc biệt khi tỉ trọng chăn nuôi ngày càng cao, nhu cầu ngô ngày càng đa dạng sản phẩm, từ ngô ngọt, ngô nếp thực phẩm, ngô lấy hạt cho TĂCN và cả ngô dày cho chăn nuôi…

Theo Cục Trồng trọt, ngô vụ đông 2014-2015 ở các tỉnh phía Bắc đang có dấu hiệu khởi sắc trở lại, với tổng diện tích khoảng 266 nghìn ha, tăng 36 nghìn ha so với vụ đông 2013-2014, trong đó vùng Bắc Trung bộ có diện tích tăng nhiều nhất với trên 30 nghìn ha.
Được biết, mục tiêu của Bộ NN-PTNT đặt ra trong 5 năm tới, phải nâng được diện tích ngô vụ đông vùng ĐBSH và Bắc Trung bộ lên khoảng 150 nghìn ha. Đây là điều khó khăn nhưng không phải không thực hiện được.

Theo đó, ĐBSH và Bắc Trung Bộ hoàn toàn có thể vực dậy được diện tích ngô, nếu như đảm bảo được cả 2 nhóm vấn đề về kỹ thuật, đặc biệt là chính sách.

Về kỹ thuật, điểm hạn chế đối với ngô vụ đông là đòi hỏi thời vụ khá ngặt nghèo, càng về cuối vụ cường độ ánh sáng càng yếu nên muốn trồng ngô đông trên đất 2 lúa, yếu tố quyết định thắng lợi là phải điều chỉnh được lịch thời vụ cho cả năm, sao cho ngô xuống giống phải trước 15/9 hàng năm.

Về chính sách, bên cạnh các chính sách hỗ trợ cho nông hộ lâu nay nhiều địa phương đã áp dụng, giai đoạn tới cần phải đặc biệt chú trọng tới chính sách cho liên kết giữa SX và DN. Đây là điều mà lâu nay nhiều địa phương chưa để tâm.

Ông Dũng cho biết, Vĩnh Phúc đã bắt đầu hình thành các vùng SX cây vụ đông lớn, trên cơ sở của các DN thuê gom đất và bao tiêu sản phẩm cho nông dân.

Hiện toàn tỉnh đã có 14 đơn vị, cá nhân thuê gom đất để SX lớn, với tổng diện tích hơn 400 ha, trong đó có một đơn vị thuê đất khoảng 50 ha để trồng cây vụ đông và bao tiêu sản phẩm cho người dân.

Bên cạnh đó, DN thuê đất cũng tuyển dụng trung bình 1 lao động/3 hộ dân trực tiếp vào làm việc. Đây là cách làm mới mà chính quyền cần phải hết sức ủng hộ. Vĩnh Phúc cũng đã hỗ trợ mức 2 triệu đồng/ha cho các đơn vị, cá nhân thuê gom ruộng tại 14 mô hình trên toàn tỉnh.

Về các giải pháp kỹ thuật tăng năng suất ngô, từ vụ đông 2014-2015, Bộ NN-PTNT giao Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Khuyến nông tổ chức dự án thí điểm thâm canh ngô dày, với mật độ từ 7 - 7,5 vạn cây/ha tại xã Mộc Bắc (huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam).

Tại đây, nhiều giải pháp kỹ thuật đồng bộ nhằm đẩy năng suất, giảm đầu tư/diện tích đối với ngô vụ đông đã được triển khai như gieo bầu ngô bằng máy nhằm rút ngắn thời gian sinh trưởng khoảng 15 ngày, với chi phí ngang với phương pháp gieo miếng thông thường. Các chân đất trũng vừa áp dụng phương pháp làm đất tối thiểu, vừa kết hợp với máy tạo rãnh thoát nước đối với các chân ruộng trũng…

Theo đánh giá, năng suất ngô tại mô này đã được đẩy lên khoảng 6 tấn/ha. Việc đẩy mật độ ngô dày cũng rất phù hợp để phục vụ cho chăn nuôi bò sữa đang phát triển rất mạnh tại xã Mộc Bắc.

Hiện các chủ trang trại bò sữa đang mua ngô cho bò sữa với giá từ 900 nghìn đồng đến 1,2 triệu đồng/sào. Vụ đông 2014-2-15, riêng xã Mộc Bắc đã phủ kín diện tích trồng ngô trên đất 2 lúa với gần 500 ha. Đây là tín hiệu vui cho thấy ngô vụ đông đang có triển vọng phát triển trở lại.

Theo Nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập482
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại800,749
  • Tổng lượt truy cập93,178,413
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây