Mục tiêu chung nhằm giám sát phát hiện sớm ổ dịch và sự lưu hành của vi rút cúm để cảnh báo sớm nguy cơ phát sinh dịch bệnh, nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm, nguy cơ vi rút cúm xâm nhập vào Việt Nam.
Đồng thời, hỗ trợ tích cực cho việc xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh cúm gia cầm tại Việt Nam, góp phần giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm vi rút cho người, thúc đẩy chăn nuôi phát triển bền vững và đẩy mạnh xuất khẩu.
Nhân viên thú y tiêm vắcxin khống chế dịch bệnh cúm gia cầm. Ảnh: TTXVN |
Bên cạnh đó, tất cả các tỉnh trọng điểm chăn nuôi, có chuỗi sản xuất gia cầm phục vụ xuất khẩu thực hiện lấy mẫu giám sát cúm để xét nghiệm vi rút. 100% trại nuôi gia cầm giống (do Trung ương và địa phương quản lý) tại các tỉnh có chuỗi sản xuất gia cầm xuất khẩu được giám sát định kỳ bệnh cúm theo quy định...
Bên cạnh đó, tất cả các tỉnh biên giới được giám sát vi rút cúm gia cầm tại chợ buôn bán gia cầm sống, điểm tập trung gia cầm, đàn gia cầm nhập lậu. Các lô hàng sản phẩm gia cầm nhập lậu được lấy mẫu, giám sát vi rút cúm theo quy định.
Ngoài ra, tất cả 7 Cơ quan Thú y vùng và 63 Chi cục Thú y, Chăn nuôi và Thú y có cán bộ dịch tễ được tập huấn kiến thức chuyên môn về giám sát dịch bệnh trên gia cầm, kỹ năng điều tra ổ dịch...
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã