Học tập đạo đức HCM

Giải pháp căn cơ cho tiêu thụ nông sản

Thứ bảy - 07/04/2018 08:52
Từ trước Tết Nguyên đán đến nay, nhiều mặt hàng nông sản rơi vào cảnh “được mùa mất giá”, gây thiệt hại lớn cho người sản xuất lẫn kinh doanh. Ðiều đáng nói, hiện tượng này xảy ra như cơm bữa, gần đây nhất là tình trạng củ cải tại xã Tráng Việt, huyện Mê Linh, TP Hà Nội, đến kỳ thu hoạch được người dân bỏ trắng đồng. Thậm chí để canh tác rau màu khác, nhiều nhà phải thuê người nhổ củ cải chở đi nơi khác đổ. Không chỉ Hà Nội, các địa phương khác như Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hưng Yên, Nghệ An, Quảng Ngãi... nhiều mặt hàng rau, màu cũng rơi vào cảnh tương tự, gây thiệt hại lớn cho người sản xuất.

Tình trạng nông sản dồn ứ không tiêu thụ được ở trong nước và ngay cả cửa khẩu biên giới phía bắc không còn mới, hầu như năm nào cũng xảy ra. Ðây là hậu quả tất yếu của sự quản lý, điều hành yếu kém của các cơ quan chức năng thuộc ngành nông nghiệp, của việc duy trì một nền sản xuất manh mún, thiếu quy hoạch, thiếu liên kết từ sản xuất tới tiêu thụ. Với Cục chế biến và phát triển thị trường nông sản mới được tổ chức, sắp xếp lại, nhưng hoạt động kém hiệu quả, vẫn theo kiểu “bình mới rượu cũ”, để thị trường phụ thuộc vào thương lái, dẫn đến tình trạng thương lái ép giá, nhất là các mặt hàng tươi sống. Ðể khi xảy ra tình trạng nông sản dư thừa, lại trông chờ vào lòng tốt của người tiêu dùng, thông qua các chiến dịch “giải cứu” từ dưa hấu, đến thanh long, rồi thịt lợn, mía đường và nay là củ cải, su hào,…

Thiết nghĩ muốn tự cứu mình, người dân trước khi “trồng cây gì, nuôi con gì” cần phải hình thành thói quen tìm thị trường, hoặc tìm các hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Tự trang bị những kiến thức cần thiết về thị trường, cũng như thông tin về vấn đề quy hoạch các đối tượng sản xuất. Về phía các cơ quan chức năng, để chấm dứt tình trạng “được mùa, mất giá” cần phải nắm chắc thông tin về các loại nông sản để điều chỉnh mùa vụ hợp lý, từ đó có sự hỗ trợ, định hướng giúp người dân lựa chọn những cây trồng, vật nuôi phù hợp. Bên cạnh đó, phải hỗ trợ người dân hình thành mối liên kết bao tiêu sản phẩm theo chuỗi giá trị, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các bên tham gia cùng phát triển bền vững.

Theo Hoàng Anh Thư/nhandan.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập231
  • Máy chủ tìm kiếm7
  • Khách viếng thăm224
  • Hôm nay33,258
  • Tháng hiện tại808,536
  • Tổng lượt truy cập91,982,265
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây