Học tập đạo đức HCM

Phát triển ngành chăn nuôi đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội

Thứ tư - 27/06/2018 11:03
Sáng 13-4, tại Nhà Quốc hội (QH), dưới sự chủ trì của Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân và sự điều hành của Phó Chủ tịch QH Phùng Quốc Hiển, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (TVQH) cho ý kiến lần đầu về dự án Luật Chăn nuôi.

 

Trình bày Tờ trình của Chính phủ về dự án luật, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường nêu rõ: Từ khi ban hành Pháp lệnh giống vật nuôi năm 2004 đến nay, thực tế sản xuất, kinh doanh ngành chăn nuôi đã có nhiều biến động lớn và thay đổi cơ bản. Từ chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ, chăn nuôi các giống bản địa là chủ yếu, chuồng trại sơ sài, kỹ thuật lạc hậu, đến nay đã phổ biến chăn nuôi trang trại, công nghiệp, ứng dụng chuồng kín, chuồng lồng, sản xuất tập trung, hàng hóa và cơ bản đã chăn nuôi các giống cao sản, tiên tiến của thế giới. Sản lượng sản phẩm đã tăng trưởng gấp hai lần trong 13 năm; Việt Nam đã hội nhập sâu rộng với quốc tế và đã tham gia nhiều công ước, hiệp định thương mại quốc tế... Tất cả những yếu tố này đòi hỏi phải có sự điều chỉnh của pháp luật; việc ban hành đạo luật quản lý cả ngành chăn nuôi và thức ăn chăn nuôi, quản lý môi trường trong chăn nuôi để phát triển bền vững là rất cần thiết và cấp bách...

Theo Ban soạn thảo, dự thảo luật gồm tám chương, 65 điều, qua đó thiết lập khung pháp lý điều chỉnh các quan hệ xã hội, kinh tế, môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, phát triển ngành chăn nuôi phù hợp phát triển kinh tế - xã hội; thúc đẩy phát triển sản xuất ngành chăn nuôi, tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người dân, tạo giá trị kim ngạch xuất khẩu, ứng phó biến đổi khí hậu...

Qua thảo luận, nhiều ý kiến đại biểu đồng tình báo cáo thẩm tra của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của QH, đánh giá nội dung dự án luật có nhiều quy định mới, đáp ứng yêu cầu thực tiễn quản lý nhà nước và yêu cầu hội nhập quốc tế về chăn nuôi. Bên cạnh đó, một số ý kiến cho rằng, hoạt động mua bán, bảo quản, chế biến sản phẩm chăn nuôi là một khâu quan trọng để nâng cao giá trị của ngành chăn nuôi, nhưng chưa được quy định trong dự thảo luật; cần bổ sung quy định về "Chiến lược phát triển chăn nuôi"; làm sâu sắc hơn nội dung về nghiên cứu khoa học, công nghệ và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chăn nuôi trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng nền kinh tế thế giới để tranh thủ được tiến bộ kỹ thuật, phù hợp Luật Công nghệ cao, Luật Chuyển giao công nghệ và một số luật liên quan khác.

Các ý kiến trong Ủy ban TVQH cơ bản nhất trí sự cần thiết ban hành Luật Chăn nuôi; đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo đặc biệt lưu tâm về tính khả thi và sự thống nhất của luật trong hệ thống pháp luật nói chung, nhất là những vấn đề về phạm vi điều chỉnh, làm rõ ranh giới giữa chăn nuôi và thủy sản; làm rõ quy định thế nào là "an ninh thực phẩm"… Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga và một số đại biểu nêu yêu cầu đánh giá việc đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực chăn nuôi và bày tỏ băn khoăn: Liệu ban hành luật có khắc phục được những bất cập, yếu kém trong quản lý phân bón thời gian vừa qua hay không?... Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường khẳng định, các dự án luật được xây dựng trên nền tảng các pháp lệnh hiện hành, đồng thời nhiều vấn đề liên quan ngành nông nghiệp đang được quy định trong các luật khác. Do đó, luật này không điều chỉnh được tất cả các lĩnh vực thuộc ngành nông nghiệp. Thời gian qua, Ban soạn thảo đã rà soát hệ thống pháp luật, bổ sung các quy định mới phù hợp thông lệ, chuẩn mực quốc tế về sản xuất hàng hóa, an toàn vệ sinh thực phẩm, từ đó định hình nền sản xuất hàng hóa lớn, theo chuỗi giá trị.

Tham gia ý kiến thảo luận các nội dung dự thảo luật, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, dự thảo luật cần quy định rõ hơn về giống vật nuôi thuần chủng của Việt Nam, giống vật nuôi nhập khẩu và giống vật nuôi lai tạo để giữ gìn nguồn gen quý hiếm của các giống vật nuôi truyền thống của đất nước, vừa tiếp cận được nguồn gen giống của nước ngoài để chủ động nguồn giống vật nuôi cho chăn nuôi. Ðề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu quy định về quy chế pháp lý của từng vật nuôi, nhất là đối với danh mục giống vật nuôi quý hiếm cần phải bảo tồn và chỉ rõ cụ thể, đầy đủ các danh mục này. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu, phân định rõ các hoạt động mà Nhà nước đầu tư, hỗ trợ, khuyến khích một số khâu trọng yếu trong chăn nuôi như xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh, phát triển vùng trồng nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi, phát triển công nghiệp chế biến thực phẩm và đẩy mạnh thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi...

Phó Chủ tịch Thường trực QH Tòng Thị Phóng và một số đại biểu đề nghị, cần làm rõ mối quan hệ giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành trong quản lý, thúc đẩy phát triển, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi; có những quy định nhằm khắc phục sự thiếu đồng bộ trong chăn nuôi, từ khâu sản xuất đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Phó Chủ tịch QH Phùng Quốc Hiển và một số đại biểu khác đề nghị Ban soạn thảo nghiêm túc tiếp thu ý kiến của Ủy ban TVQH, lấy thêm ý kiến của nhân dân, người chăn nuôi, người kinh doanh, tiêu dùng; giao Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của QH thẩm tra chính thức dự án luật.

Buổi chiều, Ủy ban TVQH cho ý kiến về dự án Luật Trồng trọt. Việc xây dựng, ban hành luật nhằm thiết lập khung pháp lý điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực trồng trọt theo thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; có cơ cấu quản lý, sản xuất, kinh doanh hợp lý, ổn định, tiên tiến theo hướng hiện đại, phát triển bền vững cả về kinh tế, xã hội, môi trường; nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nông dân.

Theo nhandan.com.vn



 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập291
  • Hôm nay24,963
  • Tháng hiện tại937,509
  • Tổng lượt truy cập93,315,173
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây