Ngoài ra trong tháng 7/2013, cả nước kỷ niệm “Tháng Dinh dưỡng” để thu hút sự quan tâm vào việc giảm đói và suy dinh dưỡng. Khẩu hiệu cho tháng Dinh dưỡng là "Cùng nhau chúng ta có thể chấm dứt nạn đói và suy dinh dưỡng", một điển hình về cam kết để cải thiện dinh dưỡng trong người Philippines
Lúa gạo là nguồn thực phẩm quan trọng hàng đầu đối với người dân Philippines. Năm 2008 mức tiêu thụ gạo bình quân đầu người của Philippines là 128 kg, nằm trong những nước dẫn đầu thế giới. Theo Cục Thống kê Nông nghiệp Philippines, người dân nhất là những người có thu nhập thấp phải phụ thuộc hoàn toàn vào gạo là nguồn cung cấp năng lượng và protein vì nó vẫn là loại thực phẩm giá cả vừa phải. Tuy nhiên nếu chỉ ăn ngày càng nhiều cơm đồng nghĩa với giảm lượng các loại thực phẩm khác sẽ tạo ra chế độ ăn uống không lành mạnh.
1. Không chỉ có cơm
Gạo là chỉ là nguồn cung cấp năng lượng, những nó không đảm bảo đầy đủ các chất nếu chỉ ăn cơm không. Điều này dễ dẫn đến thiếu các vi chất như sắt, kẽm và vitamine A. Tình trạng thiếu vi chất xảy ra khi gạo chiếm hầu hết các chế độ ăn uống hàng ngày. Nó ảnh hưởng đáng kể đến đời sống và sức khỏe của khoảng 2 tỷ người trên toàn thế giới, với 26% của tất cả các trẻ em dưới năm tuổi bị suy dinh dưỡng và 31% bị thiếu vitamin A theo Tổ chức Lương nông Quốc tế FAO. Philippines cũng không được loại trừ, có khoảng 1,7 triệu trẻ em Philippines (6 tháng đến 5 tuổi) bị thiếu vitamin A.
2. Khẩu phần cân bằng
Một bửa ăn cân bằng ngoài gạo còn phải có thịt heo, thịt gà, cá và rau đậu các loại.
Tuy nhiên, thực tế là nhiều người không có khả năng tiếp cận chế độ ăn uống đa dạng và lành mạnh, bao gồm một loạt các thực phẩm giàu dinh dưỡng ăn cùng với cơm.
Để giải quyết vấn đề trên, Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) đã tìm được giống lúa có nhiều chất sắt, kẽm và beta carotene (một nguồn vitamin A) để giúp mọi người có được nhiều các vi chất dinh dưỡng quan trọng. Giống lúa có nhiều chất dinh dưỡng được xem phương cách hiệu quả để cung cấp cho nhiều hộ gia đình nông thôn và nghèo khó ở châu Á cải thiện dinh dưỡng vì gạo đã được trồng rộng rãi và ăn trong các khu vực này.
3. Ăn gạo lức
Chính phủ Philippines đang khuyến khích người dân ăn gạo lức. Gạo lức vẫn giữ được lớp cám và mầm phôi rất giàu các chất dinh dưỡng như niacin, thiamine, và lân. Hơn nữa, gạo lức rất giàu chất xơ không hòa tan và hòa tan. Chất xơ hòa tan làm chậm tiêu hóa và có thể làm giảm cholesterol trong máu, trong khi chất xơ không hòa tan giúp giảm táo bón. Hai loại chất xơ làm việc cùng nhau để thúc đẩy một hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh. Dù mang lại lợi ích to lớn, nhưng gạo lức ít được sử dụng ở Philippines cũng như nhiều nước châu Á khác so với gạo xát trắng.
Trước khi các nhà máy xay xát gạo được phổ biến ở Philippines và các nước láng giềng một thế kỷ trước, người dân chỉ ăn gạo lức hoặc gạo điểm (còn lớp cám bên ngoài) vì xay và giả gạo đều làm bằng tay. Sự ra đời của các nhà máy xay xát hiện đại đã chuyển tập quán ăn gạo lức sang gạo lau trắng. Gạo lức biến mất khỏi bàn ăn như người Philippines và nó nhanh chóng được xem như là một gạo chất lượng kém. Trong khi gạo trắng được coi là "biểu tượng của hiện đại và qúi phái" gạo lức biểu tượng của đói nghèo.
Nhưng trong những năm gần đây, các bàn ăn xuất hiện gạo lức trở lại. Gạo lức rất giàu chất khoàng, vitamine và chất chống ô-xy hóa, đặc biệt là các sắc tố có trong gạo. Hiện nay việc kinh doanh gạo lức ở Philippines rất phát đạt. Nó được ưa chuộng đối với tầng lớp trí thức trung lưu trở lên, do họ nhận đầy đủ các thông tin nhưng không phải là đa số người Philippines. Tuy nhiên, khi ăn gạo lức, sẽ cảm thấy mau no và dẫn đến việc giảm lượng gạo tiêu thụ bình quân trên đầu người, giúp giải quyết tình trạng thiếu gạo lâu nay của Philippines.
Chúng ta phải thừa nhận rằng có một số trở ngại làm cho người tiêu dùng không muốn ăn gạo lức. Nhiều người không thích đặc tính cứng cơm của gạo lức khi nấu chín. Điều này có lẽ là do nấu ăn không đúng cách. Thông thường nấu cơm trắng các bà nội trợ thường đổ nước vào gạo với tỷ lệ 1:1, nhưng nấu gạo lức lượng nước cho vào phải gấp đôi lượng gạo. Họ cũng nên ngâm ngâm gạo lức ít nhất 1 giờ trước khi nấu.
Chọn giống gạo lức rất quan trọng. Hàm lượng amylose là yếu tố quyết định đến chất lượng gạo để nó khô và bời rời hoặc dính và dẽo. Nếu gạo có hàm lượng amylose cao thì sau khi nấu cơm khô, bời rời và nó trở nên cứng khi để nguội. Ngược lại hàm lượng amylose thấp thì nó mềm, dẽo sau khi nấu. Hầu hết gạo lức được bày bán trên thị trường là hổn hợp nhiều giống khác nhau nên chất lượng không ổn định. Nếu chọn giống lúa có hàm lượng amylose trung bình thì không cần thiết phải ngâm gạo trước khi nấu, lượng nước đổ vào có thể nhiều hơn và thời gian nấu dài hơn nhưng chất lượng gạo vẫn ngon.
Nhưng giá gạo lức trên thị trường hiện nay vẫn còn cao do xay xát và cung cấp với lượng nhỏ. Nếu các nhà máy điều chỉnh thích hợp và tổ chức lại hệ thống phân phối thì sẽ hạ giá gạo lức để nó có thể phổ cập với mọi tầng lớp người dân
4. Gạo trắng và tiểu đường
Trong khi gạo lức được các chuyên gia dinh dưỡng đề cao thì gạo trắng lại bị qui kết là thực phẩm xấu đối với bệnh nhân tiểu đường. Tất cả các loại thực phẩm đều co chỉ số đường huyết (glycemic index) đánh giá mức độ gia tăng hàm lượng đường trong máu sau khi dùng. Thực phẩm có chí số GI cao có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, và việc theo dõi điều trị bệnh tiểu đường loại 2 khó khăn, trong khi thực phẩm có chỉ số GI thấp được coi là lành mạnh.
Gạo trước đây đã được coi là một thực phẩm có chỉ số đường huyết cao, nhưng chỉ một thống số là chỉ số đường huyết cũng cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết cho bệnh nhân tiểu đường. Năm 2011. Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) phối hợp với Tổ chức Nghiên cứu công nghiệp tại Úc đã nghiên cứu chỉ số đường huyết của 235 giống lúa của nhiều nước trên thế giới đã cho cái nhìn khác với trước đây. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự chệnh lệch rất lớn về chỉ số đường huyết giữa các giống lúa, từ 48 đến 92 và chỉ số trung bình là 64.
Việc xác định các giống lúa có chỉ số đường huyết thấp làm cơ sở để tiến hành các nghiên cứu về ảnh hưởng của các loại gạo này trên những người bị tiểu đường. Thông tin này sẽ hữu ích trong việc phát triển các chiến lược y tế cộng đồng dài hạn và phác đồ điều trị cho những bệnh nhân tiểu đường
5. Khẩu phần ăn thông minh
Tại Philippines có câu nói phổ biến là chỉ ăn những loại gạo sau khi nắm đầy đủ các thông tin. Cung cấp thông tin về dinh dưỡng của gạo là một phần trong chương trình khẩu phần ăn ành mạnh. Người tiêu dùng có thể chọn loại gạo lức hay gạo có chỉ số đường huyết thấp để có lợi ích cho sức khỏe. Hơn nữa nếu kết hơp với các loại thực phẩm già dinh dưỡng khác thì chúng ta có được bửa ăn hoàn chỉnh. Ngoài ra còn có các giống lúa có nhiều sắt, kẽm, vitamine A và protein cao để người tiêu dùng có rộng đường chọn lựa.
Mức tiêu thụ gạo bình quân đầu người ở Philippines đã giảm khoảng 11% trong vài năm qua, từ 128 kg mỗi người mỗi năm trong 2008 xuống còn 114,26 kg trong năm 2012, theo báo cáo của Cục Thống kê Nông nghiệp (BAS). Cuộc khảo sát cũng cho thấy, khoảng 95,74% hộ gia đình ở Philippines cho biết, gạo là lương thực chính của họ. Trong khi đó, Bộ Nông nghiệp cho biết, sản xuất lúa gạo trong nửa đầu năm 2013 ước đạt ít nhất là 8 triệu tấn, tăng khoảng 1% so với khoảng 7.890.000 tấn sản xuất trong cùng kỳ năm ngoái. Chính phủ Philippines đang nhắm mục tiêu tổng sản lượng lúa năm 2013 là 20 triệu tấn, theo mục tiêu đầy đủ gạo. Trong năm 2012, tổng sản lượng lúa ở Philippines đứng ở mức 18 triệu tấn.
Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, mức tiêu thụ gạo của Việt Nam hiện nay là 136,8 kg, đứng nhì thế giới sau Myamar 180 kg/người/năm. Khẩu phần ăn của người dân Việt Nam có quá nhiều gạo đã phát sinh nhiều vấn đề về bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch và bệnh ung thư. Qua chương trình “Tháng dinh dưỡng” và “Khẩu phần ăn thông minh” của Philippines, Việt Nam cũng nên có chương trình hành động tương tự để hướng dẫn người dân xây dựng khẩu phần ăn hợp lý.
Tài liệu tham khảo:
Santiaguel, 2013. 2013 national year of rice. Rice Today July-September 2013, Vol. 12, No. 3. Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI)
Nguồn: bannhanong.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã