Triển khai định hướng trên, ngay sau khi được Quốc hội bầu, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo các ngành, các địa phương, các doanh nghiệp bắt tay vào triển khai xây dựng chương trình, đề án phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Ngay sau Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017, tức là khoảng sau 10 tháng nhậm chức, ngày 2/2/2017, tại lễ nhấn nút khởi động sản xuất nông nghiệp công nghệ cao (tỉnh Hà Nam), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng: Đã có lời giải cho bài toán nông nghiệp Việt Nam.
Có thể thấy rất rõ, khoán 100 và khoán 10 (hộ nông dân là một đơn vị kinh tế tự chủ sản xuất hàng hoá) của 30 năm trước đã tạo ra động lực cho nông nghiệp Việt cất cánh. Thực vậy, chỉ sau 3 năm thực hiện, từ nước nhập khẩu lương thực, năm 1989, chúng ta đã bắt đầu xuất khẩu lương thực. Tuy vậy, sau 30 năm, cơ chế của khoán 10 đã không còn phù hợp, tạo ra những điểm nghẽn lớn cho phát triển nông nghiệp. Đó là, sản xuất nhỏ lẻ trên những thửa ruộng li ti gây khó khăn trong triển khai cơ giới hóa, áp dụng công nghệ, sản xuất khối lượng sản phẩm lớn với chất lượng đồng đều, lỏng lẻo trong liên kết khiến giá trị gia tăng thấp, đời sống nông dân còn khó khăn,…
Theo phân tích của Thủ tướng, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao là phải sản xuất trên diện tích lớn, được áp dụng cơ giới hóa, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin…
Để gỡ khó cho nông nghiệp công nghệ cao (hạn điền, vốn, khoa học công nghệ, thị trường,…), Nghị quyết phiên họp tháng 2/2017 của Chính phủ đã giao việc cụ thể cho từng ngành với thời gian cụ thể nhằm nhanh chóng tạo môi trường, cơ chế hấp dẫn, khuyến khích thu hút nguồn lực xã hội. Theo đó, Thủ tướng, Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Tài nguyên - Môi trường, Bộ Tư pháp phối hợp rà soát, sửa đổi chính sách đất đainhằm tạo thuận lợi cho tích tụ, tập trung ruộng đất, “cởi trói” hạn điền cho sản xuất nông nghiệp quy mô lớn trong quý III/2017 được cho là đột phá then chốt, là động lực mới để tầm bay của nông nghiệp Việt cao hơn, xa hơn, rộng hơn.
Nhiều chuyên gia kinh tế và những nhà nông có doanh thu nhiều tỷ đồng/năm đều cho rằng, quyết sách của Thủ tướng, của Chính phủ là quá đúng, quá phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội mới, nhất là khi thế giới bắt đầu bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Vấn đề họ đặt ra là, để mọi chính sách được thực hiện đồng bộ, thống nhất, không có điểm nghẽn, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cần xử lý nhanh và nghiêm những cá nhân, đơn vị gây khó cho doanh nghiệp, nhà nông, nhà đầu tư… Nhiều chuyên gia và nhà nông cho rằng, Chính phủ cần quy định chặt chẽ để đảm bảo quyền lợi giá trị đất, quyền lao động, việc làm của nông dân.
Sau 3 năm thực hiện khoán 10, nông nghiệp Việt đã lập kỳ tích. Hy vọng rằng, sau 3 năm nữa, nông nghiệp công nghệ cao với cơ chế mới về quản lý đất đai và nguồn vốn hỗ trợ sẽ đưa nông nghiệp Việt lên tầm cao mới và kéo theo đó là những nông dân thế hệ mới cùng nông thôn giàu đẹp, dân chủ, văn minh.
Theo Hiền Trang/kinhtenongthon.com.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;