Học tập đạo đức HCM

MÔ HÌNH NUÔI TÔM THÂM CANH

Thứ hai - 26/08/2013 04:38

MÔ HÌNH NUÔI TÔM THÂM CANH

Địa chỉ: thôn Minh Đức - xã Kỳ Nam- huyện Kỳ Anh
 
I. Thông tin cơ bản về mô hình:
1. Thời gian thành lập mô hình: năm 2012.
2. Quy mô: Diện tích 07 ha, có 13 hồ, nuôi trên 4.5 triệu con giống/lứa. 
3. Doanh thu: 05 - 07 tỷ đồng/năm
4. Thu nhập: 02 - 2,5 tỷ đồng/năm.
5. Số lượng lao động sử dụng: 8-10 lao động, thu nhập bình quân lao động/tháng: 04-4,5 triệu đồng.
6. Đặc trưng của mô hình: Mô hình nuôi theo hình thức nông hộ; ứng dụng công nghệ mới để nuôi tôm thẻ chân trắng trên ao đất bờ lót bạt. Sản phẩm chính của mô hình là tôm thịt.
II. Một số thông tin cơ bản để nhân rộng mô hình:
1. Địa chỉ liên hệ các đơn vị liên quan:
- Chủ mô hình: Đặng Tiến Cảnh, điện thoại: 0913.788.878 hoặc anh Lịch (01655.408.409).
- Đơn vị cung ứng giống: công ty giống Việt Anh ở tỉnh Bình Thuận hoặc công ty giống CP ở tỉnh Quảng Bình; thức ăn mua ở công ty TNHH Tongwey Việt Nam trụ sở ở tỉnh Kiên Giang (kho ở Đà Nẵng); hoá chất xử lý sử dụng mua ở Nha Trang; kỷ thuật nuôi tự học và phối hợp với các hộ nuôi khác để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình nuôi.
- Tư vấn chính sách và quy trình kỹ thuật tại địa phương:
+ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Kỳ Anh, điện thoại: 0393.604978;
+ Văn phòng Điều phối Chương trình NTM huyện Kỳ Anh, điện thoại: 0393.604.408
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật: Liên hệ Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản tỉnh Hà Tĩnh, Địa chỉ: 137 Đường Hà Huy Tập, thành phố Hà Tĩnh, Điện thoại: 0393.855.779.
- Tư vấn khác: Liên hệ mục “Hỏi đáp” của website: www.nongthonmoihatinh.vn, hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ email: nongthonmoihatinh@gmail.com
            2. Một số thông tin cơ bản của quy trình kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh
            2.1. Chọn địa điểm
            Nằm trong vùng quy hoạch; Có nguồn nước cấp đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng;  Thuận lợi về giao thông....
            2.2. Ao nuôi
            - Diện tích: ≥ 3.000m²; Độ sâu: ≥ 2m.
            - Đáy ao phải được gia cố đầm đáy, chống thấm, nền phẳng, dốc nghiêng về phía cống thoát 8 - 10°. Ao phải có cống cấp và thoát nước riêng biệt.
            2.3. Chuẩn bị ao nuôi
            a. Cải tạo ao
            - Rửa ao:
            + Ao cũ: Hút sạch bùn đáy đổ vào khu vực chứa thải.
            + Ao mới: lấy nước vào ao, ngâm 2-3 ngày rồi tháo cạn, thực hiện lặp lại 2-3 lần
            - Gia cố bờ, lót bạt
            b. Lấy nước và xử lý nước
            - Lấy nước: Nước lấy vào ao nuôi phải qua lưới lọc dày hoặc vải ka-tê dài 8-10m. Mức nước lấy vào cần đạt mức cao nhất.
            - Xử lý nước: Dùng Chlorine 30ppm.
            2.4. Chọn giống và thả giống
            - Chọn giống: Phải chọn tôm giống tốt, không mang mần bệnh (WSSV, MBV, TSV...)  lấy giống tại địa chỉ tin cậy, có giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan quản lý chuyên ngành.
            - Mật độ thả: > 60con/m².
            2.5. Chăm sóc và quản lý
            a. Quản lý thức ăn.
            - Thức ăn và chất bổ sung thức ăn phải nằm trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam.
            - Khẩu phần ăn của tôm thường từ 2 - 4% trọng lượng tôm/ngày, tuy nhiên mỗi lần cho ăn người nuôi cần kiểm tra mức độ sử dụng thức ăn của tôm để điều chỉnh lượng thức ăn lần sau cho phù hợp; số lần cho tôm ăn 2 - 4 lần/ngày.
            - Có thể sử dụng máy cho ăn tự động để cải thiện FCR, nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn.
            b. Quản lý môi trường
            - Định kỳ kiểm tra các chỉ tiêu môi trường nước, bùn đáy ao nuôi theo quy định:
          + Kiểm tra hàng ngày đối với các chỉ tiêu: ôxy hoà tan (DO), nhiệt độ nước, pH, độ trong (kiểm tra 2 lần/ngày).
          + Kiểm tra hàng tuần đối với các chỉ tiêu: BOD, COD, H2S, NH3 (kiểm tra 1 lần/tuần).
            c. Phòng trị bệnh: tiêu chí chung vẫn là phòng bệnh hơn chữa bệnh.
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập607
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm606
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại792,117
  • Tổng lượt truy cập93,169,781
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây