Học tập đạo đức HCM

Hướng nông dân sản xuất bền vững

Thứ tư - 18/09/2013 20:40

Hướng nông dân sản xuất bền vững

Đã ở vụ sản xuất thứ 2, đối với những người nông dân ở HTX Yên Phúc (Đức Thọ) thì gạo hữu cơ Quế Lâm (Tập đoàn Quế Lâm) đã trở thành một phần trong sản xuất của họ. “Người mới đến” này không hề phụ lòng mong mỏi của bà con khi chất lượng gạo ngon, giá trị kinh tế cao và an toàn với sức khỏe con người...

Không dàn trải “giới thiệu” như hồi vụ xuân, vụ hè thu này, Công ty TNHH Quế Lâm miền Trung liên minh với Xí nghiệp Kinh doanh lương thực đường 8 (Công ty Lương thực Hà Tĩnh) chỉ nhóm về một vùng sản xuất tại HTX Yên Phúc, Yên Hồ. Đây cũng sẽ là cơ sở để mô hình có thể nhân rộng trong những vụ tiếp theo. Theo đó, dự án được xây dựng trên diện tích 6,5 ha, sử dụng giống DT 39 Quế Lâm với 50 hộ tham gia.

Ông Nguyễn Quốc Khánh - cán bộ thuộc Tiểu ban dự án sản xuất nông nghiệp hữu cơ: “Lúa gạo hữu cơ Quế Lâm đặt tiêu chí VSATTP lên hàng đầu, do vậy, việc chọn điểm xây dựng dự án rất quan trọng. Vùng đó phải hội tụ các tiêu chí về nước, liền vùng, tập quán thâm canh nhưng quan trọng hơn cả là phải xa vùng dân cư, bệnh viện và các nhà máy, cơ sở sản xuất chế biến”.

Hướng nông dân sản xuất bền vững
Vùng nguyên liệu hữu cơ chính là con đường phát triển bền vững cho sản xuất lúa gạo tỉnh nhà

Vào thời điểm này, khi nhiều vùng lúa đang “vắt chân lên cổ” để kịp thu hoạch nhằm né tránh mưa bão thì lúa của 50 hộ dân tham gia dự án sản xuất lúa hữu cơ DT 39 đã yên tâm vào bồ. Theo lịch của tỉnh, bắt đầu ủ giống bắc mạ từ ngày 25/5, sau 105 ngày, giống lúa cho thu hoạch. DT 39 trở thành một trong những giống lúa “về đích” sớm nhất trong vụ hè thu năm nay trên địa bàn huyện Đức Thọ. Tranh thủ thời tiết nắng ráo, bà con vừa gặt hái, vừa phơi phong khô khén từ nhiều ngày trước.

Ông Nguyễn Văn Truyền - Trưởng thôn Tiến Thọ, xã Yên Hồ cho biết: “Quá trình thực hiện dự án, cán bộ kỹ thuật Công ty thường xuyên đồng hành với bà con nên chúng tôi rất yên tâm về quy trình sản xuất. Nếu chị về vào thời điểm sắp thu hoạch mới thấy rõ sự khác biệt, so với các loại đại trà khác, DT 39 nổi bật với màu vàng tươi, cây thẳng đứng đặc trưng. Sử dụng hoàn toàn bằng phương pháp hữu cơ sử dụng phân bón vi sinh Quế Lâm, sản phẩm gạo rất sạch và an toàn cho người sử dụng. Vụ trước, nhà tôi để lại mấy tạ lúa để ăn, cả nhà ai cũng thích vì vị đậm đà của nó. Bên cạnh đó, với hình thức cho người dân nợ, trả chậm phân bón và giống sau thu hoạch khiến cho bà con chúng tôi rất yên tâm và tin tưởng vào sự đổi mới này”.

Không sạch sao được, nguyên tắc “cứng” không sử dụng sản phẩm hóa học ngay từ giai đoạn làm cỏ đến quy trình chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh mà thay vào đó là phân hữu cơ và chế phẩm sinh học do chính Tập đoàn Quế Lâm sản xuất. Hướng sản xuất này đã góp phần bảo vệ sức khỏe một cách trực tiếp cho người sản xuất, trả lại sức sống cho đồng ruộng. Đây cũng là các kiến thức về nền nông nghiệp sạch, hữu cơ được truyền thụ một cách thực tế nhất nhằm thay đổi tư duy của người nông dân trên vựa lúa của tỉnh. Mỗi sào ruộng người dân “lời” cả trăm nghìn đồng so với kiểu canh tác theo “cơn lốc” hóa học trước đây. Đó là chưa kể giá trị kinh tế của sản phẩm cao nổi trội với lúa đại trà và được Tập đoàn Quế Lâm thu mua 100% với giá cao hơn giá thị trường 10%.

Vụ hè thu 2013, năng suất của giống DT 39 theo phương pháp hữu cơ đạt trung bình từ 1,8 - 2 tạ lúa khô/sào, trong khi dòng đối chứng chỉ đạt 80% kết quả đó. “Sau khi thu hoạch, Tập đoàn đã gửi mẫu thử nghiệm đến Trung tâm Phân tích và Chuyển giao công nghệ môi trường kiểm tra độ an toàn thì sản phẩm có kết quả âm tính hoặc không phát hiện có dư lượng hóa học gây hại đến sức khỏe con người. Ít ngày nữa, Tập đoàn sẽ bắt đầu tiến hành thu mua sản phẩm tại địa phương theo đúng cam kết hợp đồng”.

Trong bối cảnh chung sản xuất “nặng mùi” hóa học, dư lượng kháng chất, thuốc bảo vệ thực vật trong cây trồng ngày càng cao, người tiêu dùng thông minh luôn muốn tìm đến những sản phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe. Và, vùng nguyên liệu hữu cơ chính là con đường phát triển bền vững cho sản xuất lúa gạo tỉnh nhà, nhằm tăng sức cạnh tranh trên thị trường cho sản phẩm.

 
Nguyễn Oanh
Nguồn baohatinh.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập397
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại194,068
  • Tổng lượt truy cập90,257,461
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây