Học tập đạo đức HCM

Người bí thư chi bộ nhiệt thành

Chủ nhật - 23/03/2014 21:42
Tôi đến xóm Hải Thịnh, làng Thịnh Lạc, xã Gia Phổ khi đất trời đang khẽ chuyển mình vào xuân, từng hồi chuông giáo đường ngân vang báo hiệu một ngày mới bắt đầu. Cổng làng nằm cạnh bờ sông, phía trước là cây cầu dẫn lối vào làng, phía sau là dãy tre xanh ngút uốn lượn theo dòng sông ôm lấy ngôi làng, phảng phất đâu đây nét đẹp của những ngôi làng cổ xưa mà không phải ở đâu cũng có được. Trong công cuộc xây dựng Nông thôn mới hôm nay, xóm Hải Thịnh nói riêng và làng Thịnh Lạc nói chung luôn là một điểm sáng dẫn đầu cả huyện. Trong cái làng bề thế ấy, có một người bí thư chi bộ được người dân gọi với cái tên trìu mến: Ông Tư. Ông tên thật là Lê Hồng Tư, sinh năm 1938, đến nay ông đã tròn 76 tuổi, cái tuổi xưa nay hiếm nhưng sự nhiệt huyết với công việc của ông không vì thế mà giảm đi.
 

 
          Là con trai một trong gia đình khó khăn, năm 20 tuổi ông viết đơn tình nguyện xin gia nhập quân ngũ. Trước hoàn cảnh của ông, nhiều người cũng ái ngại nhưng với sự cương quyết và chân thành, ông đã được đồng ý. Đã từng có mặt ở cả 3 chiến trường A, B, C, rồi chuyển ra Bắc phụ trách công tác tuyên giáo của quân khu, ông thấu hiểu nỗi lòng người lính và nỗi vất vả, khổ đau của nhân dân thời đó. Năm 1971, ông về công tác tại Đảng ủy xã Gia Phố và giữ các chức vụ Phó Bí thư, Bí thư rồi Chủ tịch UBND xã. Năm 1994, ông nghỉ hưu và từ đó đến nay ông là Bí thư chi bộ xóm Hải Thịnh, làng Thịnh Lạc, xã Gia Phổ.
          Học tập và làm theo Bác, ông luôn tâm niệm “đã làm thì phải làm tới nơi tới chốn”. Vì thế nên khi có chủ trương của cấp trên ông luôn triển khai một cách khoa học trong chi bộ và nhân dân và ông cũng chính là người đầu tiên gương mẫu thực hiện. Trong cuộc vận động chỉnh trang vườn hộ, ông đã tiến hành phá bỏ các loại cây có giá trị kinh tế thấp, quy hoạch lại mảnh vườn của mình một cách gọn gàng, có tính toán. Giờ vào vườn ông là những hàng cam chín đỏ quả, những cây bưởi nở hoa trắng xóa, tỏa ngát trên cao, lấp ló dưới ốc cây là những tổ ong đang mùa làm mật và xa kia là vườn rau xanh ngát. Phía sau nhà, những chú hươu đang gặm là ngon lành, chờ mùa cắt lộc. Ông Tư nhẩm tính thu nhập từ vườn và chăn nuôi của ông mỗi năm cho thu nhập khoảng 60 triệu đồng, cộng với các khoản thu nhập khác cũng đủ để cho ông và vợ sống thoải mái tuổi già.
           Từng trải qua nhiều cương vị công tác khác nhau, ông Tư cho rằng điểm quan trọng nhất là ở chi bộ, nếu chủ trương đúng mà chi bộ không triển khai tốt thì chủ trương đó cũng hỏng, nếu cán bộ chi bộ mà không gương mẫu thì dân người ta không tin, vì gần dân nhất là chi bộ. Khi xã vận động nhân dân hiến đất hiến cây, làm đường bê tông, ông thấy chủ trương đúng lắm, lại nhớ đến cái năm 1977 huyện có chủ trương đưa dân lên đồi, ông là người tiên phong, để bây giờ chúng ta có được những cánh đồng phì nhiêu thẳng cánh cò bay. Tại chi bộ, ông Tư đưa chủ trương làm đường vào nội dung sinh hoạt, rồi sau đó tuyên truyền, vận động, giải thích cho dân hiểu. Giờ đây xóm Hải Thịnh đường nào cũng bê tông, có chỗ đã làm tới lần 2, lần 3, trục đường chính còn có đèn chiếu sáng vào ban đêm. Nhờ năng nổ, nhạy bén và cần cù, người dân xóm Hải Thịnh, làng Thịnh Lạc có thu nhập khá cao, khoảng 21,4 triệu đồng/người/năm (trong khi đó bình quân huyện Hương Khê hiện nay là 17,0 triệu đồng/người/năm), 100% hộ có nước sạch, cổng làng, hội quán khang trang, công tác chỉnh trang vườn hộ đạt yêu cầu đề ra, làng được công nhận là làng văn hóa cấp tỉnh.
        Có một điều thú vị là trong xóm Hải Thịnh, gia đình ông Tư là hộ lương dân duy nhất trong tổng số 111 hộ. Ông luôn cảm thấy ấm áp, vững dạ trước tình làng, nghĩa xóm, mỗi khi có việc vui buồn, tối lửa tắt đèn làng xóm có nhau. Ông luôn được nhân dân giúp đỡ với tình cảm chân thành, nồng hậu, người ta quý ông ở cái tình, có trước, có sau.
       Là một xóm giáo xứ toàn tòng, ngoài thời gian lao động làm ăn, bà con còn dành thời gian để đi nhà thờ theo tín ngưỡng của mình. Lịch công tác của ông Tư vì vậy cũng khác so với các bí thư chi bộ khác. Ông thường sắp xếp các lịch họp chi bộ và họp xóm tránh các giờ hành lễ, ngày cuối tuần để thuận lợi cho đảng viên và nhân dân. Từ đó, chất lượng sinh hoạt cao hơn, thành phần tham dự đầy đủ hơn. Phối hợp tốt với ban hành giáo và linh mục trong việc triển khai các công việc của Đảng, chính quyền là một trong những chìa khóa thành công của ông. Việc tổ chức ngày hội đại đoàn kết, ngày tết  Trung thu, giao lưu bóng đá, bóng chuyền… ông đều bàn bạc, thảo luận với ban hành giáo của nhà thờ và nhận được sự ủng hộ cao nên nhân dân tham gia rất đông. Việc cưới, việc tang trong xóm cũng vậy, luôn đảm bảo văn minh tiết kiệm, phù hợp với hương ước của làng.
        Ông Tư luôn nói với mọi người: Chúa Giê-su cũng vì thương loài người mà cứu thế, Hồ Chủ tịch cũng vì dân tộc, vì nhân loại mà hy sinh, học tập và làm theo Bác cũng là để sống “tốt đời, đẹp đạo”. Vì thế việc triển khai học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh được nhân dân trong làng đồng tình hưởng ứng và thực hiện tốt. Và ông Tư là một gương điển hình, có đóng góp không nhỏ trong thành tích chung của làng.
                                                                                        Trần Phúc Anh
                                                               Ban Tuyên giáo Huyện ủy Hương Khê
Nguồn: huongkhe.gov.vn

 Tags: làng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập598
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại793,009
  • Tổng lượt truy cập93,170,673
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây