Tổ công tác bàn giao thiết bị hỗ trợ cho HTX nuôi ong Ân Phú (Hà Tĩnh)
Trong khuôn khổ thực hiện Đề án hỗ trợ xây dưng HTX phát triển sản xuất kinh doanh gắn với chuỗi giá trị sản phẩm của Liên minh HTX Việt Nam. Viện phát triển Kinh tế Hợp tác Việt Nam phối hợp với Liên minh HTX tỉnh Hà Tĩnh và các cấp chính quyền thực hiện tư vấn, hỗ trợ HTX nuôi ong Ân Phú tổ chức xây dựng phương án, hỗ trợ thiết bị, công nghệ sản xuất kinh doanh (02 máy đóng nắp chai dập tay; 03 thùng đựng mật; 04 thùng quay mật; 019 đàn ong giống F1 Trung ương) với mục tiêu hỗ trợ nâng cao hiệu quả tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX, lợi ích của thành viên, phát triển chuỗi giá trị sản xuất bền vững, góp phần xóa đói và giảm nghèo bền vững cho các thành viên HTX.
Ngày 4/12, Tổ công tác số 4 do đồng chí Nguyễn Hữu Nga, Phó Viện Trưởng, Viện phát triển Kinh tế Hợp tác Việt Nam đã đi nghiệm thu và bàn giao hỗ trợ xây dựng mô hình HTX phát triển sản xuất gắn với chuỗi giá trị đối với HTX nuôi ong Ân Phú (Vũ Quang) tỉnh Hà Tĩnh. Cùng tham làm việc có đại diện Liên minh HTX tỉnh Hà Tĩnh; Lãnh đạo UBND các xã (nơi HTX đặt trụ sở và đang hoạt động). Tại buổi làm việc hai bên giao, nhận đã làm đầy đủ các thủ tục liên quan dưới sự tham gia của của một số đại biểu.
Tổ công tác bàn giao thiết bị hỗ trợ cho HTX nuôi ong Ân Phú (Hà Tĩnh)
HTX nuôi ong xã Ân Phú, xã ân Phú, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh do ông Dương Thế Đạt làm Giám đốc, HTX có 25 hộ thành viên với khoảng 275 đàn ong; HTX hoạt động chủ yếu nuôi ong lấy mật, bán mật ong.
Là vùng rốn lũ, quanh năm phải đối mặt với thiên tai nên đời sống của người dân xã Ân Phú (huyện Vũ Quang, Hà Tĩnh) còn gặp nhiều khó khăn. Với hình thức nuôi tự nhiên, thu hoạch và bảo quản theo đúng quy trình, sản phẩm mật ong Vũ Quang dần khẳng định được thương hiệu trên thị trường.
Tổ công tác tại HTX nuôi ong Ân Phú (Hà Tĩnh)
Điều rất đặc biệt, dù là ong nhà, nhưng chất lượng mật không hề thua kém ong tự nhiên. Nguyên nhân là do ong được nuôi thả tự do, lại nằm sát khu sinh quyển Vườn quốc gia Vũ Quang nên đó là môi trường sống, lấy mật lý tưởng của các đàn ong. Cũng bởi vì thế mà mật ong ở đây nổi tiếng thơm ngon, những năm qua đã có chỗ đứng khá vững chắc trong lòng người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.
HTX nuôi ong xã Ân Phú hỗ trợ thành viên về con giống, kỹ thuật nuôi ong, lấy mật, tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là cùng nhau cam kết thực hiện các quy định về quy trình nuôi và thu hoạch, mở rộng quy mô, đưa ra các định hướng trong sản xuất, nhằm tăng tổng đàn, nâng cao chất lượng, tiêu thụ sản phẩm cho thành viên.
Năm 2017, HTX thu hoạch mật ong tinh là 1,65 tấn mật; số đàn ong bán đi cho các xã lân cận nuôi 100 đàn; số lượng mật thu được tăng 20% so với năm 2016; Bán ong giống tăng 10% so với năm trước; doanh thu HTX là hơn 400 triệu đồng, dự kiến năm 2018 doanh thu tăng 20%, lợi nhuận tăng 15% và thu nhập tăng 5- 7%.
HTX nuôi ong Ân Phú đã mang lại thu nhập cho thành viên và người lao động, ổn định cuộc sống cho thành viên và người lao động địa phương góp phần rất lớn trong việc thực hiện đề án phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo bền vững.
Theo vca.org.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;