Học tập đạo đức HCM

Hiệu quả kinh tế từ mô hình trồng măng tây ​

Thứ sáu - 23/11/2018 09:23
Được triển khai từ năm 2012, mô hình trồng măng tây ở xã Hồng Thái, huyện Phú Xuyên (Hà Nội) đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nơi đây khi sản phẩm măng tây Hồng Thái đang từng bước tạo được thương hiệu riêng trên thị trường.
 
Một góc mô hình trồng măng tây của HTX Rau quả Hồng Thái tại huyện Phú Xuyên, Hà Nội
(Ảnh: NM)

 

Xã Hồng Thái, huyện Phú Xuyên có vị trí địa lí nằm ven sông Hồng nên hàng năm nhận được lượng phù sa màu mỡ bồi đắp, thuận lợi cho việc trồng trọt. Tranh thủ điều kiện thuận lợi và nắm bắt nhu cầu của thị trường, những năm gần đây, Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp Phú Thái đã mạnh dạn triển khai mô hình trồng cây măng tây bao gồm măng tây xanh và măng tây trắng. Với sự sáng tạo trong việc đưa vào áp dụng kỹ thuật công nghệ hiện đại, sản phẩm măng tây của HTX Rau quả Hồng Thái đã đáp ứng tốt các đòi hỏi của thị trường và đem lại hiệu quả kinh tế cao.

 

Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Đức Trịnh, Giám đốc HTX Rau quả Hồng Thái cho biết, măng tây là loại cây thực phẩm quý, dinh dưỡng cao và thị trường đang có nhu cầu rất lớn. Khi mới triển khai mô hình, các nguồn giống măng tây xanh và trắng được nhập trực tiếp từ Hà Lan với số lượng 15.000 hạt giống nhưng vẫn không đủ. Sau đó, HTX đã được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội hỗ trợ thêm 30.000 hạt giống… Măng tây là loại cây khá dễ tính, hạt giống sau khi ươm trong bầu 3 tháng là có thể mang ra trồng. Sau 5 - 6 tháng cho thu hoạch với mức trung bình khoảng 2,5kg/sào/ngày. Đến nay, tổng diện tích cây trồng măng tây toàn xã Hồng Thái đã tăng lên trên 10 ha, trong đó, chủ yếu là giống măng tây xanh.

 

Đặc biệt, để cây măng tây phát triển có hiệu quả, HTX Rau quả Hồng Thái đã luôn coi trọng việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào các khâu trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản sản phẩm. Để phù hợp với sự phát triển, mở rộng diện tích, đến nay HTX đã hoàn chỉnh toàn bộ hệ thống tưới tự động. Các đường ống nước được lắp đặt ngay những gốc cây măng. Chỉ cần điều khiển bằng điện thoại thông minh là có thể khởi động được công nghệ tưới tiêu hiện đại này. Phun sương, tưới nhỏ giọt… tất cả chỉ qua 1 nút bấm điện thoại của bà con. Công nghệ phun, tưới hiện đại không những giúp người dân đỡ một phần vất vả mà còn làm cho lượng nước đến các cây được liên tục và sinh trưởng đều đặn hơn…Không chỉ dừng lại ở đó, với hệ thống nhà lưới được áp dụng cũng giúp cho cây trồng tránh được sâu bệnh hại. Đất cát phù sa trộn phân xanh, nước tưới là nguồn cung cấp dinh dưỡng chủ yếu cho cây sinh trưởng và phát triển. Hiện nay, việc thu hoạch măng tây được người lao động của HTX Rau quả Hồng Thái thực hiện hoàn toàn bằng biện pháp thủ công.

 

 
Sơ chế, đóng gói măng tây sau thu hoạch

 

Theo đồng chí Nguyễn Thị Thanh Trúc, Phó trưởng Phòng Kinh tế huyện Phú Xuyên, mô hình trồng cây măng tây ở xã Hồng Thái đã không những đem lại hiệu quả kinh tế mà còn tạo được công ăn việc làm cho bà con trong xã. Với giá bán ra thị trường bình quân hiện nay vào khoảng 110 - 120 nghìn đồng/kg, giá trị kinh tế mà cây măng tây mang lại cho người dân cao gấp 3 - 4 lần các loại cây trồng truyền thống khác. Tuy nhiên, có một khó khăn đó mà người trồng măng tây ở Hồng Thái đang gặp phải đó là giá giống cao, khoảng 15.000 đồng/cây giống; chi phí tiền giống để trồng một sào măng tây lên đến 30 triệu đồng.

 

Có thể thấy, mô hình trồng cây măng tây ở xã Hồng Thái (Phú Xuyên) đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao; góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng Nông thôn mới. Được biết, đến nay huyện Phú Xuyên đã xác định măng tây là sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, mang lại hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho người dân. Thời gian tới, huyện Phú Xuyên sẽ đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các hộ có kinh nghiệm, nắm bắt tốt kỹ thuật tham gia nhân rộng mô hình trồng măng tây; hỗ trợ tạo điều kiện cho người dân ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào quá trình trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản sản phẩm măng tây; đồng thời, tăng cường công tác truyền thông, quảng bá thương hiệu Măng tây Hồng Thái. Mục tiêu của Phú Xuyên trong thời gian tới là sẽ mở rộng khoảng diện tích đất bãi trồng cây măng tây lên trên 100ha để cây măng tây thực sự là cây chủ lực mũi nhọn trong thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng phát triển nông nghiệp bền vững của địa phương./.

 

Ngọc Mai/ĐCS
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập82
  • Hôm nay37,611
  • Tháng hiện tại236,489
  • Tổng lượt truy cập92,614,153
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây