Nông sản Việt đi muôn nơi
Theo Bộ NNPTNT, một trong những thành quả ấn tượng của quá trình tái cơ cấu nông nghiệp là xuất khẩu nông sản có sự tăng trưởng vượt bậc. Xuất khẩu nông sản Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 2 Đông Nam Á và thứ 15 thế giới. Nông, lâm, thuỷ sản Việt Nam đã được xuất khẩu đến gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh trong những năm qua, giai đoạn 2013-2017 đạt 157,49 tỷ USD, bình quân đạt 31,5 tỷ USD/năm, tăng 51,2% so với bình quân giai đoạn 5 năm trước.
Dây chuyền chế biến vải thiều tươi xuất khẩu tại HTX Sản xuất nông sản và thương mại Hồng Giang (Lục Ngạn, Bắc Giang). VIỆT HƯNG
Đến tháng 9.2018, cả nước có trên 49.600 doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, kinh doanh nông sản, chiếm 8% tổng doanh nghiệp cả nước. |
Năm 2018, kim ngạch xuất khẩu dự kiến sẽ đạt khoảng 40 tỷ USD; trong đó có 10 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu từ 1 tỷ USD trở lên; có 5 mặt hàng (tôm, trái cây, hạt điều, cà phê và đồ gỗ) đạt kim ngạch xuất khẩu trên 3 tỷ USD.
5 năm qua, hệ thống thể chế, chính sách về nông nghiệp, nông dân, nông thôn tiếp tục được đổi mới, phù hợp và hiệu quả hơn. Kết quả phát triển doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp đã minh chứng cho những nỗ lực cải cách, hoàn thiện thể chế, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Đến tháng 9.2018, cả nước có trên 49.600 doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, kinh doanh nông sản, chiếm 8% tổng doanh nghiệp cả nước, trong đó có 8.635 doanh nghiệp trực tiếp sản xuất, tăng 2,5 lần so với năm 2012. Cả nước có 13.006 HTX nông nghiệp và trên 62.550 tổ hợp tác được tổ chức lại và thành lập mới theo Luật HTX 2012.
Những năm gần đây xuất hiện ngày càng nhiều mô hình hợp tác, liên kết sản xuất, bảo quản, chế biến gắn với tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Cả nước đã hình thành 1.029 mô hình chuỗi với 1.407 sản phẩm và 3.162 địa điểm bán sản phẩm thực hiện tiêu chuẩn sản xuất tốt, an toàn thực phẩm...
Tuy đạt nhiều kết quả ấn tượng nhưng theo Bộ NNPTNT, sau 5 năm tái cơ cấu, ngành nông nghiệp vẫn còn đứng trước nhiều rủi ro, chưa vững chắc. Trong khi năng lực sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng nhanh thì thị trường tiêu thụ diễn biến khó lường. Công tác dự báo cung, cầu yếu nên chưa tránh được tình trạng nông sản ”được mùa, mất giá”, ảnh hưởng đến sản xuất, thu nhập và đời sống của người dân. Sản xuất quy mô lớn, theo chuỗi giá trị chưa trở thành chủ đạo...
Người dân phải hưởng lợi
Theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, về tầm nhìn phát triển nông nghiệp giai đoạn tới, cần xác định mục tiêu chung là “xây dựng nền nông nghiệp thông minh hiện đại, cạnh tranh quốc tế và thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới phồn vinh, văn minh; cải thiện nhanh hơn đời sống của nông dân...
“Cơ cấu lại ngành nông nghiệp để góp phần giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ hết sức quan trọng; là một quá trình, đòi hỏi phải có thời gian và nguồn lực; cần sự chung tay, sự sâu sát của các ban, bộ, ngành và cả hệ thống chính trị, nhất là sự chủ động, tích cực của mỗi người nông dân, doanh nghiệp” - Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng, các bộ, ngành cần tập trung hoàn thiện thể chế, xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ nông nghiệp, nông thôn phát triển, đồng thời, khắc phục những điểm còn thiếu đồng bộ, chưa phù hợp. “Phải coi doanh nghiệp là động lực chính cho phát triển nông nghiệp. Chỉ có doanh nghiệp mới đảm đương được các nhiệm vụ cung cấp đầu vào cho sản xuất (vốn, giống, nhân lực, công nghệ…); tổ chức sản xuất; đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ; tổ chức tiêu thụ sản phẩm” - Phó Thủ tướng nhấn mạnh, và yêu cầu phải gắn thu hút doanh nghiệp cho đầu tư phát triển nông nghiệp với hỗ trợ khởi nghiệp, sáng tạo trong lĩnh vực nông nghiệp, tập trung vào các mô hình kinh doanh mới...
Tái cơ cấu nông nghiệp cũng cần sự vào cuộc nhiều hơn nữa của các nhà khoa học, đặc biệt là ứng dụng nhanh các thành tựu của khoa học công nghệ tiên tiến cho phát triển sản xuất nông nghiệp để tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có năng suất, chất lượng, khối lượng đột phá và có sức cạnh tranh trên thị trường.
“Người nông dân phải được ăn, sử dụng các sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn. Không vì lợi nhuận trước mắt mà đưa ra thị trường các sản phẩm kém chất lượng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng của người dân” - Phó Thủ tướng yêu cầu.
Muốn thực hiện được mục tiêu này, phải tổ chức lại thị trường trong nước, đặc biệt là thị trường bán lẻ. Đối với thị trường thế giới, phải giữ vững các thị trường truyền thống, đồng thời tích cực đàm phán để đưa sản phẩm nông nghiệp Việt Nam đến các thị trường mới...
Theo Dân Việt
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;