Học tập đạo đức HCM

Tâm nguyện người trồng rau sạch

Thứ tư - 29/11/2017 02:10
Nhìn vẻ ngoài, chị Cao Thị Hoa không có vẻ gì khác so với nhiều nông dân ở thôn Trai (xã Nam Cường, huyện Nam Trực, Nam Định). Nhưng trò chuyện, chứng kiến những việc chị đang làm mới hay chị là một phụ nữ “có cái đầu khác”…

Chị kể, mấy chục năm trước ở quê nghèo quá, cưới nhau xong hai vợ chồng dắt díu nhau vào tận Lâm Đồng làm rẫy, trồng cà phê kết hợp buôn bán nhỏ. Từ chỗ tay trắng, nhờ lao động, tích cóp nhiều năm ở vùng cao nguyên nắng gió cuối cùng hai vợ chồng cũng có của ăn của để và quyết định về quê làm kinh tế. 

Sau vài năm buôn bán nhỏ, như lời chị “mấy năm nay tôi nghĩ nhiều đến việc làm nông nghiệp sạch”. “Đi đâu cũng nghe thấy những lời bàn tán, lo lắng về chuyện rau nhiễm độc, thịt lợn, thịt gà tăng trọng. Sao mình không làm ra đồ sạch để bán? Tôi sống ở Lâm Đồng nhiều năm, nơi nhiều người làm giàu được nhờ sản xuất rau sạch nên cũng tích lũy được kinh nghiệm, muốn mang về quê áp dụng”, chị giãi bày. 

Nhưng muốn làm nông nghiệp thì phải có đất. Trong khi ở quê chị đất chật, người đông, lấy đâu ra? Nhiều lần lên xã cuối cùng chị cũng thuê được hơn một mẫu đất công, vốn là đất trũng hai lúa năng suất thấp nằm ven đường 490C, nông dân địa phương chê, trả lại cho xã. 

Có đất, chị Hoa lên kế hoạch sẽ cải tạo lại để trồng rau sạch, trồng hoa ly. Từng trải, chị hiểu hiện nay, nếu làm ăn đơn lẻ,  nhất là trong sản xuất nông nghiệp sẽ chẳng làm nên “trò trống” gì. Trong khi ở quê chị, nông dân chỉ cấy hai vụ lúa/năm. Mới ngoài 40 tuổi mà nhiều người chơi suốt vì chẳng có việc gì làm thêm. Điều đó thôi thúc chị Hoa đứng lên vận động một số hộ tham gia thành lập một HTX chuyên sản xuất rau và hoa. Được Liên minh HTX tỉnh Nam Định hỗ trợ, tháng 5-2015 HTX xã rau, hoa Long Hải do chị làm Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc ra đời...

Kế hoạch làm nông nghiệp sạch của HTX bước đầu không thuận lợi. Khi việc cải tạo khu ruộng trũng hoàn thành, chuẩn bị xuống giống trồng rau, hoa thì lấy lý do việc cải tạo này của chị Hoa làm phá vỡ mặt bằng, chính quyền xã yêu cầu chị phải dừng. Đến giờ khu đất vẫn bị bỏ hoang dù trước đó chị Hoa đã bỏ ra gần 100 triệu đồng để cải tạo. Tất nhiên chị không bỏ cuộc! 

Dẫn chúng tôi ra cánh đồng ở thôn Trai, chị cho biết khu ruộng rộng 1,5 mẫu này chị thuê được từ đầu năm 2016 để tiếp tục thực hiện ý tưởng trồng rau sạch. “Để gom được bằng này đất rất vất vả, gian nan. Một thời gian dài, cứ sáng sớm, trưa hoặc tối tôi phải tìm đến từng nhà trong thôn để vận động họ cho thuê đất. Cuối cùng cũng có 26 hộ đồng ý cho thuê, gom lại được 1,5 mẫu. Do là đất màu nên giá thuê khá cao, 800.000 đồng/sào/năm. Tôi chấp nhận!”, chị kể.

Trên diện tích này, chị Hoa cho trồng các loại rau dền, rau mồng tơi, rau ngót, đơn giản theo chị đây đều là những loại rau dân dã, có mặt trong bữa ăn hằng ngày của hầu hết các gia đình nên “chẳng lo bị ế!”. Để sản xuất được sản phẩm rau an toàn, cần nhiều yếu tố, quan trọng nhất là vấn đề nước tưới, nguồn phân bón phải sạch và việc bảo vệ thực vật phải an toàn. Bắt tay sản xuất, chị tận dụng nguồn nước phù sa của sông Đào liền kề; HTX ký hợp đồng thu mua phân gà của các gia trại trên địa bàn, về xử lý bằng cách ủ để “vi sinh hóa” trước khi mang bón; bảo vệ rau chỉ bằng thuốc sinh học...

Trong câu chuyện chị Hoa cho biết: sau khi về kiểm tra mô hình, phương thức sản xuất, mới đây một doanh nghiệp ở TP. Nam Định đã ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm rau của HTX. 

“Họ thu mua rồi cung cấp cho các bếp ăn tập thể của các công ty, nhà máy trên địa bàn. Mừng lắm,vì sản phẩm của mình có nơi tiêu thụ nhưng cũng lo làm sao để bó rau của mình luôn đảm bảo được sự an toàn”, chị chia sẻ. 

Mọi việc mới chỉ đang bắt đầu với nhiều khó khăn phía trước nên chị Hoa cũng chưa thể khẳng định rồi đây HTX rau, hoa Long Hải sẽ phát triển ra sao? Nhưng khát vọng, tâm nguyện sản xuất ra được những bó rau sạch của chị-việc làm có thể giúp bữa ăn của nhiều gia đình trở nên an toàn hơn-thì chúng tôi cảm nhận được rất rõ.  

    Duy Hưng/daidoanket.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập521
  • Hôm nay70,416
  • Tháng hiện tại806,526
  • Tổng lượt truy cập93,184,190
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây