Học tập đạo đức HCM

Hiệu quả kinh tế từ nông nghiệp công nghệ cao: Nhìn từ việc chuyển đổi mô hình trang trại

Thứ tư - 29/11/2017 02:25
Việt Nam đặt mục tiêu trước năm 2020 phải có 10 khu nông nghiệp công nghệ cao với khoảng 200 doanh nghiệp sản xuất chuyên sâu.

Hiện chỉ mới có khoảng 20 doanh nghiệp thực sự tham gia. Tiềm năng rất lớn nhưng cũng có nhiều rủi ro nên còn khiến giới đầu tư e ngại. Tuy nhiên, những cách thức làm trang trại công nghệ cao và triển vọng hiệu quả vượt trội đang mang lại niềm tin cho nhiều người.

Trang trại công nghệ cao đúng nghĩa

Khí hậu ngày càng khắc nghiệt, tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, nhu cầu tiêu thụ ngày càng cao cả về lượng và chất... Tiền đề này yêu cầu nông nghiệp Việt Nam phải thay đổi sâu sắc cả về cách làm lẫn tầm nhìn. Trang trại công nghệ cao giúp thay thế thực trạng phân tán, lạc hậu của các vùng canh tác, thay đổi tình trạng phụ thuộc quá nhiều vào may rủi tự nhiên, tối ưu hóa khả năng kiểm soát suốt quá trình sản xuất và vì vậy, sẽ giúp tăng tối đa hiệu quả, giảm thiểu rủi ro cho đầu tư. Theo yêu cầu đó, trang trại công nghệ cao phải được đầu tư dựa trên cơ sở của khoa học nông nghiệp, am hiểu về thiên nhiên và công nghệ để vận dụng công nghệ tạo ra những môi trường sản xuất tương thích với môi trường tự nhiên lý tưởng cho vật nuôi và cây trồng.

Cụ thể, chuồng trại phải được thiết kế phù hợp với nhu cầu sinh trưởng của từng loại gia súc, gia cầm, rau củ quả, quy hoạch không gian phải giúp kiểm soát được nhiệt độ, không khí, vệ sinh, tiết kiệm năng lượng, nhân công, loại bỏ sự lãng phí và rủi ro do vận hành bằng cảm tính… Trên tất cả, chuồng trại phải bền vững, chắc chắn, có khả năng ứng phó tối đa với sự hao mòn, xuống cấp nhanh chóng do chất thải, khí thải từ quá trình nuôi trồng cũng như sự khắc nghiệt của thời tiết vùng nhiệt đới.

Như thế, một trang trại công nghệ cao đúng nghĩa không thể được đầu tư và xây dựng bằng cảm tính và chắp vá theo ước đoán chủ quan, càng không phải chỉ có hình thức với những chuồng trại khang trang nhưng thiếu công năng, thiếu bền vững, trang thiết bị được mua sắm theo xu hướng nhưng không tiện dụng và hiệu quả... Chỉ chạy theo hình thức mà không thực sự đi sâu vào nền tảng chuyên nghiệp của trang trại công nghệ cao rất dễ khiến nhà đầu tư phải đối diện với rủi ro lớn cả về tài chính lẫn uy tín.

Chủ đầu tư cần thay đổi gì?

Một tin vui là sau những bài học và thất thoát lớn, các nhà đầu tư và chủ trang trại hiện nay đã mạnh dạn thay đổi cả tư duy và cách triển khai. Thay đổi lớn nhất là mạnh dạn tiếp cận với các giải pháp chuồng trại chuyên nghiệp và đồng bộ ngay từ đầu từ các nhà thiết kế và cung cấp chuyên nghiệp. Hiện đã có vài tên tuổi lớn trong ngành thiết kế và xây dựng trang trại công nghệ cao bước vào thị trường Việt Nam.

Theo cách làm chuyên nghiệp, các doanh nghiệp này không chỉ có thế mạnh về công nghệ và kinh nghiệm từ các quốc gia có nền khoa học nông nghiệp phát triển, mà còn nghiên cứu kỹ khí hậu, thổ nhưỡng, thói quen canh tác… của từng địa phương để xây dựng nên các giải pháp trang trại theo nhu cầu thực tế của chủ đầu tư. Các giải pháp đồng bộ cũng sẽ giúp tính toán cân bằng những thách thức về tài chính, khắc phục tình trạng thiên lệch, chắp vá, cảm tính từng có của đầu tư trang trại kiểu cũ. Các giải pháp này cũng bao gồm cả quy hoạch, thiết kế, trang thiết bị và các loại vật liệu xây dựng, giúp chủ đầu tư hình dung được triển vọng về hiệu quả đầu tư ngay từ đầu với khả năng kiểm soát rủi ro cao nhất.

Theo tiêu chí bền vững, các trang trại đồng bộ cũng được tính thời hạn sử dụng rất lâu dài, khắc phục tình trạng dễ xuống cấp, chắp vá và rủi ro thường xuyên của kiểu làm trang trại trước đây.
 

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập562
  • Hôm nay70,633
  • Tháng hiện tại806,743
  • Tổng lượt truy cập93,184,407
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây