Học tập đạo đức HCM

Thành công với “Vườn dừa Tân Lộc”

Chủ nhật - 05/08/2018 09:16
Nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất, góp phần phát triển kinh tế gia đình, nhiều hộ nông dân ở quận Thốt Nốt đã nhanh nhạy, sáng tạo trong đầu tư nhà vườn thành điểm tham quan du lịch. Trong đó có mô hình “Vườn dừa Tân Lộc” ở phường Tân Lộc bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Theo chị Đoàn Thị Diễm Kiều -  người trực tiếp điều hành "Vườn dừa Tân Lộc" và cũng là thế hệ thứ 3 trong gia đình nông dân ở cù lao Tân Lộc, vườn dừa được gia đình trồng cách đây 8 năm. Lúc bấy giờ, trên mảnh vườn 10.000m2 chỉ trồng mận An Phước. Giá mận lên xuống thất thường, thu nhập bấp bênh, nên gia đình trồng dừa xen kẽ. Đến khi dừa có trái, gia đình quyết định đốn hết mận, chỉ còn hơn 500 cây dừa như hiện nay. "Sau khi tốt nghiệp đại học chuyên ngành Điện tử - Viễn thông tại Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP Cần Thơ, trong thời gian tìm việc, tôi về quê bán dừa phụ giúp gia đình. Lúc đầu, tôi chỉ mở "quán cóc" bán dừa cho khách vãng lai. Nhưng khi bán được, tôi quyết định không xin việc nữa mà ở nhà vừa buôn bán, vừa phụ giúp việc nhà" - chị Kiều chia sẻ.

Cù lao Tân Lộc còn được biết đến là "Cù lao tam tỉnh", du khách qua lại rất đông, chủ yếu là người ở TP Cần Thơ, Đồng Tháp, An Giang… Khi nhiều du khách có nhu cầu dừng chân nghỉ ngơi, giải khát, chị Kiều bố trí thêm bàn, ghế, võng và một số món ăn vặt. Đến khi nhiều người bày tỏ thích thú khi thấy khu vườn rộng thoáng mát và ngỏ ý muốn tham quan, chụp ảnh, thì chị lên ý tưởng kết hợp làm du lịch.

Để hiện thực ý tưởng này, chị Kiều mở rộng điểm bán nhỏ thành điểm dừng chân quy mô. Chị cũng dọn dẹp khu vườn sạch  và thoáng đãng. Những trái dừa hư, dừa khô được loại bỏ để cây luôn xanh đẹp quanh năm và đảm bảo an toàn cho khách. Chị còn thuê nhân công nạo vét mương rãnh và bố trí thêm xuồng để khách có thể bơi tham quan vườn dừa. Với giá thuê xuồng 2.000 đồng/người, du khách có thể tham quan vườn dừa thỏa thích mà không bị giới hạn thời gian.

 Thưởng thức từng trái dừa ngọt thơm trong không gian xanh mát, yên bình ở vườn dừa xứ cù lao là trải nghiệm thú vị của du khách gần xa. Chị Nguyễn Thị Xuân Trang, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ, chia sẻ: "Vườn dừa Tân Lộc" không khí rất trong lành, cảnh vật hiền hòa. Bơi xuồng vòng quanh vườn dừa rất là vui và mát". Chị Nguyễn Thu Thảo, quận Ninh Kiều, cho biết: Tới đây thì không tốn tiền vé. Đem đồ ăn ở ngoài vào cũng được. Những ngày hè đưa các bé qua đây chơi, các bé rất thích.

Những ngày thường, "Vườn dừa Tân Lộc" có khoảng 50 khách; riêng những ngày Lễ, Tết, cuối tuần, lượng khách lên đến hàng trăm. Trung bình mỗi ngày, sau khi trừ chi phí chị thu về khoảng 600.000 đồng. "Trồng mận thì tốn nhiều công chăm sóc, nhưng giá bán phụ thuộc vào thương lái. Trồng dừa thì đỡ chăm sóc hơn, cây lại cho trái quanh năm. Nếu bán dừa bình thường thì không được giá. Nếu bán dừa du lịch thì giá cao hơn. Mỗi trái dừa có giá 10.000 - 15.000 đồng, riêng dừa dứa 20.000-25.000 đồng. Khi khách tham quan vườn, mình có thể cho thuê xuồng có thêm thu nhập. Từ đó, thu nhập cao hơn, ổn định hơn" - chị Kiều chia sẻ.

Trên trang Facebook cá nhân của chị cũng thường xuyên cập nhật hình ảnh về vườn dừa và không ngừng đổi mới về hình thức phục vụ nên lượng khách tham quan ngày một nhiều hơn… Ngoài vườn dừa của gia đình chị Kiều, phường Tân Lộc có hơn 10 hộ nhà vườn làm du lịch. Với lợi thế là cù lao nằm giữa sông Hậu bốn bề sông nước, khí hậu mát mẻ, trong lành, vườn trái cây trĩu quả… là điểm đến lý tưởng cho những người yêu thích du lịch sinh thái. Về dự định thời gian tới, chị Kiều chia sẻ: "Tôi sẽ liên kết những hộ làm du lịch với nhau để phát triển thành tour du lịch của Cù lao Tân Lộc. Như Vườn dừa Tân Lộc - vườn chôm chôm anh Ngôn - vườn ổi cô Điệp… Khách tới thì làm thêm bánh xèo, món ăn đặc sản để phục vụ khách".

Nguồn: baocantho.com
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập815
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại770,843
  • Tổng lượt truy cập93,148,507
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây