Học tập đạo đức HCM

Kết quả mô hình nuôi thỏ thương phẩm an toàn sinh học gắn với tiêu thụ sản phẩm năm 2020

Thứ ba - 23/02/2021 23:13
Năm 2020, Trung tâm Khuyến nông Thái Bình đã phối hợp với các địa phương triển khai xây dựng mô hình nuôi thỏ thương phẩm an toàn sinh học gắn với tiêu thụ sản phẩm tại 4 điểm là xã Hòa Bình (huyện Vũ Thư); xã Quỳnh Hoa (huyện Quỳnh Phụ); xã Đông Phương và xã Trọng Quan (huyện Đông Hưng).

Các hộ được lựa chọn tham gia mô hình đều đảm bảo các tiêu chí theo yêu cầu đề ra như: có khu chăn nuôi đảm bảo đủ diện tích, đủ lồng sàn theo tiêu chuẩn kỹ thuật, có chuồng trại riêng biệt với các đối tượng nuôi khác, có điều kiện duy trì và mở rộng quy mô sản xuất trong những năm tiếp theo.

Quy mô tổng đàn 1.600 con thỏ giống New zealand (400 con/hộ). Giống được cung cấp bởi cơ sở có uy tín, đảm bảo an toàn dịch bệnh. Các hộ tham gia đều được hỗ trợ 50% số tiền mua thỏ giống và được hỗ trợ một phần thức ăn hỗn hợp để nuôi đàn thỏ của mô hình theo đúng dự toán được phê duyệt. Bên cạnh đó, các hộ còn được cán bộ chỉ đạo kỹ thuật hướng dẫn quy trình chăn nuôi thỏ thương phẩm theo hướng VietGAHP; chuồng nuôi đảm bảo ấm áp về mùa đông và thoáng mát về mùa hè, có hệ thống cung cấp nước uống tự động; máng ăn được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày; định kỳ phun tiêu độc khử trùng chuồng trại và khu vực xung quanh chuồng 1- 2 lần/tuần; hố khử trùng trước cửa chuồng nuôi được bổ sung/thay mới bằng vôi bột; chất thải được thu gom xử lý đúng nơi quy định đảm bảo chuồng nuôi luôn thông thoáng, giảm thiểu mùi hôi, thối hạn chế ô nhiễm môi trường.

Riêng hộ ông Lê Văn Quân ở xã Hòa Bình (huyện Vũ Thư) đã tận dụng phân thỏ nuôi giun quế nên ngoài việc đảm bảo vệ sinh môi trường khu vực chuồng nuôi còn nâng cao hiệu quả chăn nuôi do tận dụng giun quế làm nguồn thức ăn bổ sung nuôi gà thả vườn. Từ khi nhập giống có khối lượng trung bình 0,6 kg/con, sau 13 tuần nuôi kết quả mô hình như sau: Tỷ lệ nuôi sống đạt 97,31%; Trọng lượng thỏ bình quân 2,72 kg/con; tiêu tốn thức ăn/1 kg tăng trọng là 2,88 kg; Các chủ hộ đã xuất bán với giá 80.000 - 85.000 đồng/1 kg thỏ hơi, mô hình cho thu lãi 69.411.000 đồng/1.600 con.

tho tbinh

Đồng chí Nguyễn Văn Đình - PGĐ Trung tâm tham quan mô hình nuôi thỏ thương phẩm an toàn sinh học gắn với tiêu thụ sản phẩm tại xã Trọng Quan - Đông Hưng

 

Trung tâm đã liên kết với Hợp tác xã sản xuất kinh doanh dịch vụ chăn nuôi thỏ Thái Thụy tại xã Thái Dương, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình để cung cấp thỏ giống và thu mua toàn bộ sản phẩm thỏ thịt cho các hộ theo giá thỏa thuận. Thông qua hình thức liên kết bao tiêu sản phẩm tạo điều kiện thuận lợi, giúp người chăn nuôi có thị trường đầu vào, đầu ra ổn định từ đó các hộ tiếp tục mở rộng sản xuất trong những năm tiếp theo.

Hiện nay, sau khi kết thúc mô hình nuôi thỏ thương phẩm hộ ông Lê Văn Quân đã mở rộng sản xuất, nuôi đàn thỏ sinh sản với quy mô 60 con thỏ bố mẹ, 120 con thỏ hậu bị và trên 200 con thỏ thịt. Đây thực sự là mô hình khuyến nông có hiệu quả và có sức lan tỏa trong cộng đồng.

Kết quả thực hiện mô hình có thể khẳng định nuôi thỏ thương phẩm an toàn sinh học gắn với tiêu thụ sản phẩm phù hợp với điều kiện chăn nuôi nông hộ, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong thời điểm hiện nay, khi chăn nuôi lợn vẫn tiềm ẩn nguy cơ bùng tái phát bệnh dịch tả lợn Châu Phi thì phát triển chăn nuôi thỏ là một định hướng phù hợp với nhiều địa phương góp phần tăng thêm thu nhập cho nông dân, đồng thời thúc đẩy nghề nuôi thỏ phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa; từng bước tạo việc làm ổn định, giúp cho bà con có mối liên kết tiêu thụ sản phẩm để mở rộng chăn nuôi thỏ không những cung cấp sản phẩm thịt có chất lượng cao cho nhu cầu thị trường trong nước, xuất khẩu mà còn cung cấp nguyên liệu phục vụ cho ngành y dược trong những năm tiếp theo.

Thông qua hội nghị tham quan, tổng kết tại các điểm trình diễn, các đoàn đại biểu, các hộ nông dân đã đánh giá cao về hiệu quả kinh tế, môi trường và xã hội của mô hình. Mô hình nuôi thỏ thương phẩm an toàn sinh học gắn với tiêu thụ sản phẩm chắc chắn sẽ được nhân rộng cho các hộ xung quanh, giúp người nông dân, các đoàn viên thanh niên và những người có tâm huyết với nghề nuôi thỏ sẽ thành công và làm giàu trên chính mảnh đất quê hương của mình.

Theo Nguyễn Thị Chút/khuyennongvn.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập395
  • Hôm nay67,885
  • Tháng hiện tại727,212
  • Tổng lượt truy cập93,104,876
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây