Học tập đạo đức HCM

Phát triển kinh tế từ mô hình chăn nuôi tuần hoàn khép kín

Thứ ba - 24/10/2023 23:11
Chăn nuôi lợn rừng, nuôi hươu, nuôi giun quế, nuôi cá, kết hợp nhiều loại cây trồng tạo chu kỳ khép kín trong sản xuất nhằm tiết giảm chi phí, nâng cao thu nhập, tạo sản phẩm an toàn là cách mà anh Trần Nam Giang ở thôn 10, xã Sơn Trường, huyện Hương Sơn đã quyết tâm lựa chọn để phát triển kinh tế. Hiện mỗi năm, mô hình mang về doanh thu trên 1 tỷ đồng.
Trước kia, trên diện tích vườn đồi rộng hơn 03 ha này, cũng như nhiều hộ dân khác, anh Trần Nam Giang ở  thôn 10, xã Sơn Trường, huyện Hương Sơn đã trồng một số loại cây ăn quả và chăn nuôi đơn thuần ít lợn, gà chủ yếu cải thiện bữa ăn hàng ngày. Nhận thấy, đất vườn rộng nhưng chưa phát huy hết tiềm năng, anh Giang đã dành nhiều thời gian tìm hiểu để chọn cho mình hướng phát triển kinh tế mới. Cuối cùng anh đã lựa chọn mô hình chăn nuôi lợn rừng tuần hoàn khép kín.
Chia sẻ về lý do bén duyên với mô hình nuôi lợn rừng tuần hoàn, anh Trần Nam Giang cho hay: " Sơn Trường là một xã miền núi của huyện Hương Sơn, điều kiện thổ, nhưỡng khí hậu khắc nghiệt nên khó để phát triển nông nghiệp một cách bình thường như ở đồng bằng. Trong một lần tình cờ đọc báo thấy, mô hình nuôi lợn rừng bằng các loại cây trồng dễ kiếm và các  loại củ, quả  mang lại hiệu quả kinh tế cao, dễ chăm sóc nên tôi quyết định thử sức”.
z4815523778513 e5774929f89ef6c3737fccdb3d67a272
 Trang trại anh Trần Nam Giang ở thôn 10, xã Sơn Trường, huyện Hương Sơn
Đầu năm 2014, anh Giang đã quyết định đầu tư 30 triệu đồng để mua 4 con lợn rừng giống về nuôi và 50 triệu để xây dựng chuồng trại. Theo anh Trần Nam Giang, lợn rừng có sức đề kháng cao, dễ chăm sóc, ít bệnh tật. Để chất lượng thịt lợn rừng giống như lợn ngoài tự nhiên, anh đã không cho chúng ăn thức ăn công nghiệp mà cho ăn thức ăn hoàn toàn bằng tự nhiên. Thức ăn của lợn rừng rất đơn giản, chủ yếu là các loại cỏ; rau, củ, quả và các loại cây thảo dược có thể trồng được xung quanh vườn của gia đình. Nuôi lợn rừng không tốn một loại thuốc phòng trị bệnh nào.
“Tôi thường cho lợn ăn cây chè khổng lồ để trị bệnh và hỗ trợ tốt đường tiêu hóa, thỉnh thoảng bổ sung thêm cá khô, cá tạp vào thức ăn để chúng có thêm chất đạm. Ngoài ra, trong quá trình lợn mẹ mang thai, tôi cho chúng ăn cây chè đắng giúp lợi sữa, tốt bụng cho cả mẹ và con"- anh Giang bật mí.
Từ những thành công bước đầu, anh có thêm kinh nghiệm cùng với quá trình tìm hiểu các đặc tính của cây trồng, vật nuôi, anh Giang đã quy hoạch lại vườn đồi, mở rộng quy mô, nuôi thêm giun quế để xử lý phân thải chăn nuôi, trồng thêm các loại rau, củ, quả, các loại cây thảo dược để làm thức ăn cho lợn rừng và quay vòng tuần hoàn trong sản xuất. Không những thế, 2 năm trở lại đây, anh Giang còn chăn nuôi thêm 20 con hươu lấy nhung, đào 1000 m2 ao nuôi cá nước ngọt.
“Tất cả các loại phân thải từ lợn, hươu làm thức ăn cho giun quế, phân giun quế bón cho cây rau, cây ăn quả, cây chè khổng lồ và cỏ để cho lợn và hươu ăn. Giun quế cũng là thức ăn dinh dưỡng cho cá.  Hầu như cả quá trình chăn nuôi đến trồng trọt tại trang trại không hề lãng phí một thứ gì, sản phẩm tạo ra cũng rất là an toàn.”. Anh Giang chia sẻ thêm.
anh giang hai che khong lo cho lon an
Áp dụng mô hình chăn nuôi tuần hoàn, đàn lợn của anh Giang luôn phát triển tốt, không xảy ra dịch bệnh, tiết giảm được chi phí, tăng hiệu quả kinh tế
Từ cách phát triển trang trại theo quy trình tuần hoàn khép kín đã giúp cơ sở chăn nuôi của anh Giang xoay vòng vốn tốt. Với phương châm tích tiểu thành đại nên trang trại đã không ngừng phát triển. Sản phẩm tạo ra được khách hàng tin tưởng và bán được giá cao. Riêng chăn nuôi lợn rừng, từ 4 con lợn rừng ban đầu, đến nay, trang trại của anh Trần Nam Giang có 20 con lợn rừng nái và hơn 200 con lợn thịt.  Trung bình một con lợn mẹ sinh được 2 lứa/năm (khoảng 8 con/ lứa). Như vậy, mỗi năm trang trại của anh Giang nhân giống được hơn 300 con giống. Số con giống trên được anh Giang cung cấp cho các bà con chăn nuôi trong khu vực và để mình nuôi.
Hàng năm, anh Giang cho ra thị trường hơn 300 con lợn rừng thịt thương phẩm, nặng khoảng 35-40 kg/con, giá lợn rừng hơi từ 160.000 -200.000đồng/kg.  Theo tính toán của anh Giang, mỗi năm anh thu về hơn 1 tỷ đồng từ bán lợn rừng giống, lợn rừng thịt, nhung hươu và các sản  phẩm khác  từ vườn. Sau khi trừ chi phí, lợi nhuận mang lại cho anh từ 400-500 triệu đồng mỗi năm.
khu che bien sx dong goi thit
Sản phẩm thịt lợn được đóng gói bằng máy hút chân không
Để tăng hiệu quả sản xuất anh đã đầu tư thêm xưởng chế biến thịt lợn rừng, với các thiết bị máy móc hiện đại theo mô hình sản xuất thực phẩm an toàn khép kín từ khâu nuôi trồng ở trang trại đến khâu chế biến và tiêu thụ sản phẩm với mong muốn mang đến cho người tiêu dùng sản phẩm chất lượng, an toàn nhất. Năm 2021 sản phẩm thịt lợn rừng Nam Giang được UBND tỉnh công nhận sản phẩm đạt OCOP 3 sao.
Về thị trường tiêu thụ sản phẩm, anh Giang chia sẻ: mặc dù hiện nay, chăn nuôi lợn gặp nhiều khó khăn, giá cả vật tư đầu vào tăng mà giá lợn thịt bị giảm mạnh, nhưng đối với sản phẩm lợn rừng của trang trại vẫn luôn đắt hàng. Thời điểm hiện tại, hơn 200 lợn rừng thịt thương phẩm đã được khách hàng đặt mua hết. Chính vì thế, anh Giang đang dự đinh sẽ tăng đàn trong những năm tiếp theo để đảm bảo nguồn cung cho thị trường.
Trần Thị Nhâm, Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Trường, huyện Hương Sơn cho biết:  "Anh Trần Nam Giang là người đột phá, dám nghĩ, dám làm trong lĩnh vực nông nghiệp. đây cũng là mô hình điển hình tại địa phương với quy mô lớn, đầu tư bài bản, đặc biệt là mô hình triển khai theo quy trình tuần hoàn khép kín, không gây ô nhiễm môi trường, tiết kiệm được chi phí và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Từ thành công của anh Giang, đã có nhiều hộ dân trong và ngoài xã đến học tập để về áp dụng cho mô hình của mình. Hiện tại, ngoài sản phẩm thịt lợn rừng của anh Giang đã đạt chuẩn sản phẩm OCOP 3 sao, địa phương đang khuyến khích, hỗ trợ và định hướng anh Giang xây dựng thêm các sản phẩm OCOP từ hươu như: rượu nhung hươu, cao xương hươu, bột nhung hươu,… để nâng cao chất lượng cũng như đa dạng hóa các sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của thị trường cũng như sẽ tiếp tục phát triển hơn nữa trong thời gian tới.".

Nguyễn Hoàn
Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh

.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập148
  • Hôm nay38,297
  • Tháng hiện tại769,650
  • Tổng lượt truy cập91,943,379
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây