Học tập đạo đức HCM

Hiệu quả mô hình sản xuất vùng lúa tập trung theo chuỗi giá trị sản phẩm

Thứ năm - 18/02/2021 02:10
Liên kết sản xuất – tiêu thụ là chìa khóa để phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa. Với mô hình này, người nông dân có thể yên tâm sản xuất, sản phẩm đầu ra luôn được đảm bảo bao tiêu ổn định với giá bán cao hơn so với giá thị trường.

Lúa là một trong những sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh Hà Tĩnh, tuy nhiên việc sản xuất và tiêu thụ gặp nhiều khó khăn do giá trị gia tăng không cao; giá trị giống, vật tư, dịch vụ đầu vào tăng, công lao động tăng cao, trong khi đó thị trường lại bấp bênh và giá bán thấp. Lúa hàng hóa của tỉnh không nhiều, thị phần bán ra ngoài không lớn; do đó thị trường và giá cả ổn định là hết sức quan trọng đối với người nông dân. Nắm bắt được vấn đề cần thiết trong sản xuất lúa cả sản xuất và tiêu thụ, chuỗi lúa đã triển khai thực hiện nhằm giúp người nông dân yên tâm sản xuất, đảm bảo đầu ra ổn định cho sản phẩm. Mô hình sản xuất vùng lúa tập trung theo chuỗi giá trị sản phẩm do dự án CIDA tài trợ được triển khai thực hiện từ năm 2014 tại 5 xã của huyện Đức Thọ gồm xã Đức Thủy, Đức An, Đức Long, Bùi Xá và xã Đức Tùng.

Mô hình được triển khai thực hiện với các hoạt động được xác định theo một phương châm chung: (I) Chọn các xã đã có các dự án khác để phối hợp nguồn lực; (II) Hỗ trợ THT/HTX những khâu then chốt, quyết định thành công của chuỗi; (III) Các hạng mục hỗ trợ do tập thể các tổ viên/xã viên đề xuất, xếp ưu tiên; (IV) Hỗ trợ không trùng lặp, chỉ 1 lần và giảm dần; (V) Tài sản cố định (hạ tầng, thiết bị,…) từ khâu đầu vào, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm với 2 giống lúa chủ lực là giống P6 sản xuất vụ Xuân và giống Bắc thơm 7 sản xuất vụ Hè thu. Cụ thể: với khâu sản xuất giúp củng cố và thành lập mới các THT, HTX sản xuất hoặc thu mua, chế biến tiêu thụ; hỗ trợ xây dựng kế hoạch kinh doanh cho từng bên (THT/HTX) trong mỗi điểm mô hình chuỗi làm cơ sở cho việc ký hợp đồng kinh tế; hỗ trợ tập huấn, một phần tiền mua giống, phân bón, thuốc BVTV tùy theo từng thời vụ cho bà con nông dân tham; để thực hiện từng bước đưa cơ giới hóa vào sản xuất thì từ khi bắt đầu triển khai thực hiện Dự án đã hỗ trợ cho bà con máy cày đa chức năng để tiến hành làm đất được nhanh hơn, giảm áp lực mùa vụ trong sản xuất. Đồng thời, để đồng bộ hóa trong các khâu của chuỗi Dự án tiếp tục hỗ trợ cho tổ chức thu mua, chế biến máy xay xát lúa và HTX sản xuất các máy tuốt lúa phục vụ trong khâu thu hoạch sản phẩm. Trong các vùng quy hoạch thực hiện mô hình chuỗi lúa đều đã được dự án hỗ trợ cơ sở hạ tầng gồm kênh mương, đường giao thông nội đồng để phục vụ sản xuất được tốt hơn và nhanh hơn. Với khâu chế biến, bảo quản dự án hỗ trợ một số máy (máy xay xát, máy lọc sạn, đánh bóng sản phẩm …) cho các hộ, nhóm hộ thu mua và chế biến nông sản; hỗ trợ đăng ký và in ấn bao bì nhãn mác; hỗ trợ nâng cao năng lực trong điều hành hoạt động THT/HTX và lập phương án kinh doanh. Với khâu tiêu thụ Dự án hỗ trợ tổ chức tọa đàm giữa các THT/HTX sản xuất và tiêu thụ với các đối tác để ký hợp đồng kinh tế giữa các bên về tiêu thụ sản phẩm lúa thương phẩm.

Sau 4 năm triển khai thực hiện với 7 vụ sản xuất đã đạt được những kết quả cao: Mô hình là một cuộc vận động đổi mới phương thức sản xuất, qua tham quan, tập huấn và thực hành, người trồng lúa và thu mua chế biến nhận thức rõ hơn rằng trong cơ chế thị trường chỉ hợp tác với nhau mới có thể cùng phát triển kinh doanh cùng hưởng lợi lâu bền. Các lợi ích cho các bên (người sản xuất, người thu mua, chế biến) đã thể hiện ở lượng lúa hàng hóa tăng, chất lượng cao hơn, đáp ứng nhu cầu của người mua, bán được giá cao hơn và hình thành mối quan hệ cùng có lợi. Mô hình chỉ là bước khởi đầu hình thành chuỗi sản xuất lúa hàng hóa nhưng đó là tiền đề cho định hướng phát triển về sản xuất lúa mà trong Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh nhà đã nêu rõ “Đổi mới, cũng cố, phát triển các loại hình tổ hợp tác, hợp tác xã, hìnhthành đa dạng chuỗi liên kết sản xuất giữa hộ nông dân với các cơ sở thu mua, bảo quản, chế biến nông sản, liên kết với các doanh nghiệp sản xuất theo cánh đồng lớn”

lua 1

 

Hoạt động của các tổ chức THT/HTX thu mua, chế biến tiêu thụ sản phẩm lúa ngay tại địa phương đã góp phần giúp ổn định giá bán, sản phẩm được tiêu thụ đảm bảo không có trường hợp người dân bị ép giá. Bên cạnh đó,các hộ sản xuất đã được các tổ chức thu mua tạo điều kiện giúp đỡ khi gặp khó khăn, được ứng trước một phần kinh phí để mua vật tư đầu vào nhằm thực hiện mô hình đúng theo quy trình kỹ thuật. Ngoài thu mua các sản phẩm lúa sản xuất trong chuỗi giá trị để đáp ứng yêu cầu của hàng hóa xuất bán các tổ chức thu mua đã thu mua hết các loại lúa khác mà bà con sản xuất.

Được sự hỗ trợ về tìm kiếm thị trường và bao bì nhãn mác nên đã có nhiều cá nhân và đơn vị thu mua tìm đến để mua sản phẩm gạo cho các đơn vị thu mua. Do đó, sản phẩm bán ra được thuận lợi hơn và nhiều hơn trước, dần khẳng định được giá trị hàng hóa gạo Đức Thọ trên thị trường, ổn định được giá bán và nơi tiêu thụ.

Về năng suất vụ Hè Thu bình quân đạt từ của 4 xã đạt từ 2,4 - 2,6 tạ/sào; vụ Xuân bình quân đạt từ của 4 xã đạt từ 2,7 – 3,2 tạ/sào (500 m2). Về hiệu quả kinh tế của các giống Bắc Thơm số 7 và P6 cao hơn so với các giống khác từ 270 – 290đồng/sào. Tỷ lệ lãi/đầu tư bằng 33 - 37%, cao hơn so với mục tiêu của ngành Nông nghiệp (30%).

          Tại hội nghị tổng kết đánh giá hiệu quả của mô hình, nhiều ý kiến của đại diện sở, ngành tỉnh, huyện và các xã tham gia mô hình cho rằng, xét về mặt hiệu quả mô hình đã mang lại cho người nông dân một giá trị rất lớn: đường giao thông được cải thiện, ý thức của người dân được nâng cao, công tác chỉ đạo của cán bộ cơ sở sát sao hơn. Đặc biệt nâng cao thu nhập cho người nông dân, ổn định đầu ra cho sản phẩm và lợi  nhuận bền vững cho các THT thu mua tại địa bàn. Ông Nguyễn Tuấn Thanh phó giám đốc sở Nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo huyện Đức Thọ và các xã tham gia mô hình cần tiếp tục đánh giá lại những kết quả đạt được của dự án để tiếp tục duy trì mô hình và nhân ra diện rộng sau khi dự án rút lui./.

 

Theo Đặng Thị Thuận/khuyennonghatinhy.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Công văn số 5424 /BNN-VPĐP

Triển khai Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 đối với các đơn vị hành chính cấp huyện, xã hình thành sau sắp xếp

Hát về nông thôn mới
Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập114
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm109
  • Hôm nay25,052
  • Tháng hiện tại799,770
  • Tổng lượt truy cập82,975,240
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây