Học tập đạo đức HCM

Vẻ đẹp bình yên của khu dân cư mẫu nơi biên giới Hà Tĩnh

Thứ hai - 03/05/2021 08:34
Sau 5 năm xây dựng khu dân cư kiểu mẫu, thôn Phú Vinh, xã Phú Gia (Hương Khê, Hà Tĩnh) trở thành một làng quê êm đềm, hữu tình và tươi màu no ấm.

Phú Vinh là một thôn của xã miền núi, biên giới Phú Gia với 114 hộ, 407 nhân khẩu. Vượt qua những khó khăn, khắc nghiệt của địa hình, thiên tai, thôn nghèo đã trở thành một trong những điểm sáng của xã cũng như của huyện Hương Khê về xây dựng nông thôn mới.

130d6220852t71378l0

Cây cầu sắt, guồng nước trở thành điểm nhấn về cảnh quan của thôn.

Trưởng thôn Đặng Văn Ngọc chia sẻ: “Phú Vinh thuộc xã miền núi, có điểm xuất phát thấp, trước đây người dân khó khăn lắm. Để làm nông thôn mới, cán bộ chúng tôi được xã, huyện đưa đi tham quan, học tập kinh nghiệm nhiều nơi trong huyện, trong tỉnh. Cứ đi đến đâu, chúng tôi dùng điện thoại quay phim, chụp ảnh để làm tư liệu đến đó.

Sau đó, chúng tôi tổ chức chiếu lại qua màn hình lớn cho bà con trong thôn xem và so sánh với thôn của mình. Với những điểm sáng ở gần như Nam Trà (xã Hương Trà,) La Khê (xã Hương Trạch) thì chúng tôi tổ chức cho bà con đi xem trực tiếp."

122d4103815t48627l0

Mỗi gia đình trong thôn đều xây dựng 1 hố rác để xử lý rác thải, bảo vệ môi trường.

Cứ nhiều lần như vậy, bà con càng có ý thức và động lực rằng: Người ta làm được mình cũng làm được. Kể từ đó, bà con dần dần thay đổi nhận thức về nông thôn mới, tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mở rộng diện tích cây ăn quả, tập trung chăn nuôi để phát triển kinh tế.

122d4103919t85545l0

Toàn thôn hiện có 8 vườn mẫu, hầu hết các vườn hộ còn lại được chỉnh trang, cho thu nhập cao.

Riêng các phần việc như chỉnh trang vườn hộ, trồng hàng rào xanh… phần lớn bà con tự ý thức và tự giác làm ở khu vực gia đình mình, thôn chỉ hỗ trợ một phần nhỏ hoặc những gia đình đặc biệt khó khăn.

Với những công trình cần nguồn lực lớn hơn như cổng làng, đường giao thông, mương nước, thôn Phú Vinh tìm cách huy động từ nhiều nguồn khác nhau. Trong gần 5 năm (từ 2016 đến nay) thôn đã huy động được khoảng 2,5 tỷ đồng xây dựng các công trình nông thôn mới.

122d4104228t19979l0

Sau nhiều năm xây dựng, Phú Vinh đã trở thành miền quê đáng sống.

Bí thư Chi bộ thôn Lê Khắc Minh tiếp lời: "Nếu bà con phải đóng góp quá lớn thì nông thôn mới sẽ trở thành gánh nặng và không hiệu quả. Vì vậy, chúng tôi chủ yếu vận động đóng góp ngày công, hiện vật. Có những gia đình hiến cả sào đất (500m2) hay hàng chục cây có giá trị kinh tế để mở đường giao thông.

122d4173216t26580l0

Ông Lê Khắc Hận (người ngoài cùng bên trái) hiến hơn 1 sào đất mở rộng đường (ảnh tư liệu).

Ông Lê Khắc Hận chia sẻ: "Năm 2016, gia đình hiến hơn 500m2 đất để thôn làm đường. Giờ nhìn lại, chúng tôi hiến 1 sào đất nhưng nhận lại gấp nhiều lần. Thay vì một con đường nhỏ chỉ lọt xe bò, mùa nắng thì bụi đất, mùa mưa thì bùn lầy, giờ người dân đã có đường bê tông rộng rãi, hàng rào xanh mướt. Khung cảnh nông thôn chúng tôi đẹp hơn, đời sống tinh thần cũng nâng lên."

122d4173315t57600l0

Bà Trịnh Thị Hương dù đã 71 tuổi vẫn hăng say làm vườn mẫu.

Còn bà Trịnh Thị Hương (71 tuổi) thì phấn khởi: “Sướng nhất là làm vườn mẫu, mình làm cho mình, mình hưởng lợi mà còn được Nhà nước động viên, hỗ trợ. Với 7 sào bưởi và cây ăn quả các loại cùng 6 sào mặt nước nuôi cá, nếu thuận lợi năm nay tôi sẽ thu hơn 300 triệu đồng.”

Không chỉ người dân địa phương, con em xa quê ở Phú Vinh cũng đóng góp hàng trăm triệu đồng giúp thôn làm nông thôn mới. Cùng với nguồn hỗ trợ của Nhà nước, trong 5 năm qua, thôn đã làm mới cổng chào, cầu dân sinh, nâng cấp nhà văn hoá, làm hơn 2 km đường, 1 km kênh mương; đèn đường, camera an ninh đã phủ kín khắp tuyến đường. Hiện thu nhập bình quân đầu người của thôn đạt trên 45 triệu đồng/năm.

122d4173447t27422l0

Nhà văn hoá thực sự trở thành điểm hẹn của người dân (ảnh tư liệu).

Bí thư Chi bộ thôn Lê Khắc Minh chia sẻ thêm, khu vực nhà văn hoá thôn được quy hoạch, xây dựng nhiều hạng mục để phục vụ người dân tập luyện thể dục, thể thao. Đặc biệt với cây cầu sắt, guồng nước trở thành điểm nhấn về cảnh quan khiến nơi đây thực sự trở thành điểm hẹn văn hoá của thôn, phát huy hết công năng, giá trị.

Người dân thôn Phú Vinh tự hào 10 năm liền đạt danh hiệu đơn vị văn hoá, không có tệ nạn xã hội; luôn thực hiện tốt quy chế dân chủ, mọi kế hoạch được Nhân dân bàn bạc công khai, thống nhất cao… Đặc biệt, thôn đã đạt khu dân cư kiểu mẫu năm 2019.

Theo Dương Chiến/baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập492
  • Hôm nay57,094
  • Tháng hiện tại716,421
  • Tổng lượt truy cập93,094,085
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây