Học tập đạo đức HCM

Hội thảo Ứng dụng công nghệ Sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và y tế

Thứ sáu - 03/06/2016 04:25
Để có cái nhìn tổng quan về ứng dụng công nghệ sinh học trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay, đặc biệt là công nghệ sinh học phục vụ sản xuất nông nghiệp và y tế. Chiều ngày 01/6/2016, Sở KH&CN tổ chức Hội thảo “Ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và y tế".
 

Tham dự Hội thảo có đồng chí Đỗ Khoa Văn – Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở KH&CN, đại diện lãnh đạo các Sở, ngành, đơn vị: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và một số đơn vị trực thuộc; Y tế và một số đơn vị, bệnh viện trực thuộc; Trường Đại học Hà Tĩnh; Liên hiệp các Hội KHKT; Liên minh HTX; Hội Nông dân; Hiệp hội Doanh nghiệp; Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Đại diện lãnh đạo UBND, Trung tâm ứng dụng KHKT và Bảo vệ Cây trồng vật nuôi các huyện thị, thành phố, thị xã. Đại diện các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã được nghe các báo cáo: Ứng dụng CNSH trong phân tích, kiểm tra và kiểm nghiệm sản phẩm nông – sinh – y phục vụ đời sống và phát triển kinh tế đất nước do GS-TS Lê Thanh Hòa – Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn Lâm KH&CN Việt Nam trình bày; Ứng dụng CNSH trong chuẩn đoán, xét nghiệm và điều trị bệnh. Ứng dụng CNSH trong chuẩn đoán bệnh melioidosis – một bệnh truyền nhiễm đang bị lãng quên tại Việt Nam do TS Trịnh Thành Trung – Viện Vi sinh vật và công nghệ sinh học, Đại học Quốc gia Hà Nội trình bày; Xây dựng phòng thí nghiệm phân tích chất lượng sản phẩm nông nghiệp và phòng xét nghiệm y sinh đáp ứng tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 do ông Nguyễn Phi Long – Giám đốc điều hành Công ty Hamesco Việt Nam trình bày.

GS-TS Lê Thanh Hòa: Phải nhanh chóng lĩnh hội các kỹ thuật công nghệ mới, hiệu lực, hiệu quả đó là các công nghệ kỹ thuật nền, tiên tiến trong xét nghiệm phân tích, kiểm tra, kiểm nghiệm và ứng dụng trong cuộc sống. Công nghệ kỹ thuật nền bao gồm: tế bào học, kháng thể, huyết thanh học, đơn dòng, nano, độc tố, DNA/PCR, gen, protein.

TS Trịnh Thành Trung: Melioidosis (còn được gọi là bệnh Whitmore) là một bệnh nhiễm khuẩn ở người hoặc động vật, gây ra bởi trực khuẩn gram âm Burkholderia pseudomallei. Triệu chứng lâm sàng phổ biến là nhiễm khuẩn huyết và viêm phổi, với tỷ lệ tử vong cao. Melioidosis là một bệnh khá phổ biến ở Bắc miền Trung Việt Nam. Ở Hà Tĩnh tâm điểm dịch bệnh nằm ở các huyện Can Lộc, Thạch Hà và Cẩm Xuyên. Người bị tiểu đường có nguy cơ nhiễm bệnh cao.

Ông Nguyễn Phi Long – Giám đốc điều hành Công ty Hamesco Việt Nam: Tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 là tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng cho các phòng thí nghiệm phân tích sản phẩm nông nghiệp, xét nghiệm y sinh. Phòng thí nghiệm phân tích sản phẩm nông nghiệp theo ISO/IEC 17025 giúp kiểm soát chất lượng và độ an toàn cho các sản phẩm, đảm bảo yêu cầu người tiêu dùng và xuất khẩu; giúp đảm bảo chính xác và kiểm soát chặt chẽ các kết quả xét nghiệm, quy trình điều trị bệnh...

Hội thảo, các đại biểu đã có nhiều câu hỏi và đã được các chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực CNSH giải đáp một cách thỏa đáng.

Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Trần Nguyên Phú - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Thành phố: 3 báo cáo nghiên cứu rất hay và thiết thực đối với ngành y tế. Việc ứng dụng CNSH cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng và mong muốn các nhà khoa học có tiếng nói với lãnh đạo tỉnh trong việc hỗ trợ đầu tư trang thiết bị cho các phòng thí nghiệm, Sở KH&CN nghiên cứu xây dựng đề án ứng dụng CNSH...

Ths. Bs. Nguyễn Chí Thanh - Phó Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng: Bệnh Whitmore chưa nằm trong danh sách giám sát của Việt Nam, đề nghị TS Trịnh Thành Trung cần công bố rộng rãi và kiến nghị đưa vào danh sách giám sát của Việt Nam

Kết luận Hội thảo: Đ/c Đỗ Khoa Văn nhấn mạnh Hội thảo đã chuyển tải cho chúng ta 3 nội dung rất quả trọng trong ứng dụng CNSH vào lĩnh vực nông nghiệp và y tế. Qua ý kiến của các đại biểu rất quan tâm đến việc ứng dụng CNSH vào lĩnh vực chuyên môn. Tỉnh rất quan tâm đến lĩnh vực Ứng dụng CNSH, đã thể hiện trong chiến lược phát triển KH&CN của tỉnh, Nghị quyết 09/NQ-TU,.... Hiện nay, Sở KH&CN đang triển khai xây dựng đề án ứng dụng CNSH, Sở sẽ lấy ý kiến của các ngành, đơn vị trong việc xây dựng nội dung đề án. Còn các kiến nghị đề xuất, trước mắt Sở KH&CN có thể hỗ trợ các đơn vị thông qua nhiệm vụ KH&CN hàng năm, chuyển giao công nghệ....

Theo PC/skhcn.hatinh.gov.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập219
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm217
  • Hôm nay26,820
  • Tháng hiện tại153,382
  • Tổng lượt truy cập85,060,418
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây