Trong thời gian gần đây trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện nhiều tổ chức, cá nhân đầu tư các giải pháp khoa học công nghệ và giải công trình nuôi nhằm phát triển nghề nuôi tôm bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Sau nhiều năm nuôi tôm trong ao đất ngoài trời vụ được vụ mất, cuối năm 2019, HTX Nuôi trồng thủy sản Xuân Hòa, thị trấn Lộc Hà chuyển sang mô hình nuôi tôm trong nhà. Đến nay, HTX đã đầu tư 2 tỷ đồng, xây dựng 4 nhà nuôi tôm. Theo Ông Trần Bá Chung - Giám đốc HTX “Tôi từng nuôi tôm nhiều năm, từ nuôi trong hồ đất, hồ bạt và cũng không ít lần thất bại; học tập, tham quan mô hình nuôi tôm trong nhà ở các tỉnh Thanh Hóa, Thái Bình về, tôi thấy hợp lý nên quyết tâm vay vốn đầu tư. Ban đầu tôi xây thử nghiệm 1 nhà 3 bể với 110m² rồi dần mở rộng ra. Hiện nay, HTX có 4 nhà, chia thành 35 bể với tổng diện tích hơn 2.000m². Trong nhà nuôi tôm có hệ thống đèn chiếu sáng, mùa đông có mái che kín bằng nilon, mùa hè sử dụng lưới lan để đảm bảo độ thông thoáng. Nuôi tôm trong nhà có thể giảm thiểu chi phí nuôi, quản lý được các yếu tố môi trường, thức ăn. Sau hơn 1 năm nuôi trong nhà, tôm đã cho thu hoạch 3 lứa, mỗi lứa lãi gần 300 triệu đồng”. Ông Chung tính toán, thời gian nuôi tầm 4 tháng, cứ mỗi bể 300m² cho năng suất khoảng 3 tạ tôm thương phẩm. Nếu nuôi hồ bạt thì mỗi vụ cho năng suất khoảng 5 - 6 tấn/ha còn nuôi trong nhà từ 10 - 12 tấn/ha.
Cách nhà nuôi tôm của HTX Xuân Hòa không xa là khu vực nuôi tôm của gia đình anh Trần Văn Minh với diện tích 5ha, trong đó có 2 nhà nuôi với diện tích 650m². Anh Minh cho biết: “Thấy mô hình của ông Chung làm hiệu quả nên tôi đã vay mượn để xây dựng 2 nhà nuôi với 20 bể, tổng chi phí đầu tư 700 triệu đồng. Tuy vốn bỏ ra ban đầu khá cao nhưng nuôi tôm trong nhà kín có ưu điểm hơn nuôi ở ngoài trời như tiết kiệm nhân công, tránh được những bất lợi của thời tiết. Hiện Anh Minh đã nuôi được 2 lứa tôm trong nhà. Với 20 bể, mỗi lứa nuôi tôi thả khoảng 42 vạn con tôm, nuôi được khoảng 2 - 3 tháng thì cho ra hồ bạt nuôi tiếp đến tầm hơn 4 tháng thì xuất bán.
Theo số liệu tổng hợp sơ bộ của Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh, hiện toàn tỉnh đã có 28 tổ chức/cá nhân đầu tư nuôi tôm trong bể khung sắt lót bạt/hoặc bể xây nuôi trong nhà kín, với quy mô 220 bể nuôi; thể tích gần 50.000m3. Theo chúng tôi, nuôi tôm trong nhà có ưu thế hơn so với bên ngoài trong việc xử lý nguồn nước nuôi, khống chế được yếu tố bất lợi của thời tiết, giảm thiểu dịch bệnh, đảm bảo khâu thu gom chất thải. Việc nhân rộng mô hình này mở ra hướng phát triển mới cho nghề nuôi tôm, trong quá trình nhân rộng cần tiếp tục đúc rút kinh nghiệm để điều chỉnh phù hợp với điều kiện ở Hà Tĩnh.
Đồng hành cùng với bà con nuôi tôm, hàng năm Chi cục Thủy sản đã thường xuyên cử cán bộ chuyên môn bám sát sở hướng dẫn bà con các biện pháp kỹ thuật giúp bà con chủ quy trình nuôi nhất là các quy trình mới theo hướng bền vững, an toàn sinh học như: Quy trình nuôi tôm hạn chế dùng hóa chất; nuôi 2 giai đoạn; quy trình phòng bệnh vi bào tử trùng trên tôm nuôi...Đặc biệt, Chi cục đã chủ động các thu mẫu tôm tự nhiên để giám sát dịch bệnh, phối hợp Trung tâm quan trắc môi trường và Bệnh thủy sản Miền Bắc, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I kịp thời thực hiện định kỳ hàng tháng thu mẫu nguồn nước cấp tại các vùng nuôi trọng điểm để kiểm tra chất lượng nguồn nước và kịp thời có khuyến cáo về kỹ thuật và chất lượng nguồn nước cho người nuôi tham khảo và xử lý tốt nguồn nước phục vụ sản xuất./.
Theo Sỹ Công/sonongnghiep.hatinh.gov.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã