Học tập đạo đức HCM

Hội nghị tập huấn "Nâng cao kiến thức an toàn thực phẩm, định hướng thị trường tiêu thụ sản phẩm"

Thứ bảy - 12/12/2020 04:51
Trong 02 ngày, 02-03/12/2020, Chi cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sảnđãtổ chức 02 lớp Hội nghị tập huấn"Nâng cao kiến thức an toàn thực phẩm, định hướng thị trường tiêu thụ sản phẩm" cho 220 lượt người. Tham dự cóđại diện: Lãnh đạo và phòng chuyên môn Chi cục, Phòng Nông nghiệp và PTNT các huyện (phòng Kinh tế đối với Thị xã và Thành phố) và các cơ sở sản xuất, kinh doanh có sản phẩm đăng ký tham gia Chương trìnhOCOP năm 2020 và các sản phẩmđã được công nhậnOCOP từ 3 sao trở lên thuộc lĩnh vực nông nghiệp.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, đồng chí Lê Tùng Dương - Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản nhấn mạnhtầm quan trọng của chất lượng, an toàn thực phẩm trong việc sản xuất, kinh doanh các sản phẩm nông lâm thủy sản;đó là yếu tố tiên quyết trong việc tồn tại và phát triển và xây dựng vị thế củacáccơ sở trên thị trường.

Hội nghịđã được báo cáo viên truyền tải các kiến thức về an toàn thực phẩm, các mối nguy cũng như nguồn gốc và tác hại cụ thể của từng mối nguy hóa học, vật lý và sinh học, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng. Đồng thời, các kiến thức về GMP - Quy phạm sản xuất cũng được đề cập một cách ngắn gọn, dễ hiểu và bao trùm nhất,GMP giúp kiểm soát tất cả những yếu tố liên quan đến chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất, từ khâu tiếp nhận nguyên liệu đến thành phẩm cuối cùng;SSOP - Quy phạm vệ sinh là quy trình làm vệ sinh và thủ tục kiểm soát vệ sinh, nhà sản xuất phải kiểm soát đầyđủ các lĩnh vực đảm bảo an toàn vệ sinh, có thể thiết lập nhiều quy phạm cho một lĩnh vực hoặc một quy phạm cho nhiều lĩnh vực. SSOP gồm: an toàn nguồn nước, an toàn nguồn nước đá, các bề mặt tiếp xúc với sản phẩm, ngăn ngừa sự nhiễm chéo, vệ sinh cá nhân, bảo vệ sản phẩm tránh các tác nhân gây nhiễm, sử dụng và bảo quản các hóa chất độc hại, kiểm soát sức khỏe công nhân, kiểm soát động vật gây hại, kiểm soát chất thải, hành động sửa chữa, xây dựng chương trình, xây dựng biểu mẫu giám sát và tổ chức thực hiện.

Truy xuất nguồn gốc là khả năng cho phép truy tìm tất cả các công đoạn của quá trình sản xuất, chế biến, phân phối của một sản phẩm thực phẩm, một sản phẩm thứcăn động vật, một động vật dùng để chế biến thực phẩm hoặc một chất dùng đểđưa vào, hoặc có thểđượcđưa vào một sản phẩm thực phẩm hoặc thứcăn cho động vật, là khả năng truy tìm được các thông tin từ nguyên liệu qua toàn bộ quá trình sản xuất, chế biến ra thành phẩm, phân phối tới người tiêu dùng.

Những nội dung vềđịnh hướng , dự báo và cơ hội thị trường tiêu thụ, các cam kết trong Hiệpđịnh Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệpđịnh Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA) cũng được đề cập, phổ biến.

Tín hiệu từ một số thị trường như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Asean sẽ mở ra cơ hội cho nước ta xuất khẩu một số mặt hàng nông sản như nưởi, thanh long, xoài, chanh leo, vú sữa, na,…thịt gà chế biến, tôm, trứng muối…trong thời gian tới. Đồng thời, tập trung phát triển mạnh thị trường trong nước, thực hiện có hiệu quả các giải pháp kích thích tiêu dùng nộiđịa, đẩy mạnh phong trào người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam là chủ trương hiện nay.

CPTPP đã chính thức có hiệu lực từ ngày 30/12/2018 đối với nhóm 6 nước đầu tiên hoàn tất thủ tục phê chuẩn Hiệp định gồm Mexico, Nhật Bản, Singapore, New Zealand, Canada và Australia. Và ngày 14/01/2019, CPTPP chính thức có hiệu lực tại Việt Nam.CPTPP) được kỳ vọng sẽ giúp GDP Việt Nam tăng thêm 1,7 tỷ USD, xuất khẩu hơn 4 tỷ USD; và các con số này sẽ tăng tương ứng 1,32% và 4,04% đến năm 2035. Cam kết trong những lĩnh vực chính như: thuế nhập khẩu, dệt may, dịch vụ và đầu tư, lao động, mua sắm Chính phủ, quy tắc xuất xứ và doanh nghiệp nhà nước.Các thành viên CPTPP đều cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với gần như toàn bộ biểu thuế quan nhập khẩu của nước mình.Các cam kết về xóa bỏ và cắt giảm thuế quan nhập khẩu trong CPTPP được chia làm ba nhóm chính:

- Nhóm xóa bỏ thuế nhập khẩu ngay khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực;

- Nhóm xóa bỏ thuế nhập khẩu theo lộ trình (các dòng thuế nhập khẩu sẽ được đưa về 0% sau một khoảng thời gian nhất định, phần lớn là lộ trình 3-7 năm, tuy nhiên trong một số trường hợp, lộ trình có thể là trên 10 năm, thậm chí 20 năm);

- Nhóm áp dụng hạn ngạch thuế quan (thuế nhập khẩu chỉ xóa bỏ hoặc cắt giảm với một khối lượng hàng hóa nhất định, nếu vượt quá sẽ không được hưởng ưu đãi).

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) được ký kết vào ngày 30/6/2019 được đánh giá là cơ hội lớn đối với xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam khi thuế suất được giảm sâu ngay từ những năm đầu tiên.Các nội dung chính của Hiệp định gồm: Thương mại hàng hóa (lời văn về quy định chung và cam kết mở cửa thị trường), Quy tắc xuất xứ, Hải quan và thuận lợi hóa thương mại, Các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS), Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT), Thương mại dịch vụ (lời văn về quy định chung và cam kết mở cửa thị trường), Đầu tư, Phòng vệ thương mại, Cạnh tranh, Doanh nghiệp nhà nước, Mua sắm của Chính phủ, Sở hữu trí tuệ (gồm cả chỉ dẫn địa lý), Phát triển bền vững, Hợp tác và xây dựng năng lực, các vấn đề pháp lý. Hiệp định EVFTA được kỳ vọng sẽ giúp Việt Nam có sự dịch chuyển mạnh mẽ trong xuất khẩu sang châu Âu. Dự kiến, sau khi có hiệu lực sẽ giúp 99% dòng thuế nhập khẩu giữa hai bên được xóa bỏ trong vòng 7 đến 10 năm. Đây là mức cam kết cao nhất mà Việt Nam đạt được trong các hiệp định thương mại đã ký. Ðáng lưu ý, nhiều mặt hàng được hưởng thuế suất 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực như: cà phê, hạt tiêu, mật ong, thủy sản…Hiệp định EVFTA sẽ giúp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng thêm khoảng 20% vào năm 2020; 42,7% vào năm 2025 và 44,37% vào năm 2030 so với không có hiệp định. Đồng thời, kim ngạch nhập khẩu từ EU cũng tăng nhưng với tốc độ thấp hơn xuất khẩu. Về mặt vĩ mô, EVFTA góp phần làm GDP của Việt Nam tăng thêm ở mức bình quân 2,18 - 3,25% vào năm 2023 và 7,07 - 7,72% vào năm 2033.Hiệp định EVFTA giúp mở rộng hơn nữa thị trường cho những sản phẩm Việt Nam có thế mạnh như nông sản và thủy sản, tạo điều kiện cho nông sản Việt tiếp cận thị trường 28 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu với hơn 500 triệu dân. Từ đó, nông sản Việt Nam có thể mở rộng thị trường xuất khẩu, giảm phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc và Đông Nam Á”.

Hội nghị cũng đã được nghe những vấnđề vướng mắc trong quá trình sản xuất, kinh doanh của các cơ sở và hướng dẫn của Chi cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản đối với từng vấn đề. Qua buổi tập huấn, các học viênđã bổ sung thêm kiến thức về an toàn thực phẩm đểáp dụng và tạo ra sản phẩmđảm bảo chất lượng, từđó khẳng định được vị thế trên thị trường.

Theo Như Quỳnh/sonongnghiep.hatinh.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập124
  • Hôm nay44,536
  • Tháng hiện tại826,240
  • Tổng lượt truy cập88,181,310
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây