Học tập đạo đức HCM

1001 cách làm ăn: Ghép nhãn

Chủ nhật - 28/07/2013 06:50

1001 cách làm ăn: Ghép nhãn

Nhãn là cây được bà con ta trồng rất nhiều. Nó dễ trồng, dễ sống và cho năng suất cao. Cả đồng bằng và miền núi đều trồng được nhãn, có hộ trồng kín trong vườn.

Chúng tôi theo Quốc lộ số 2 ngược lên Tuyên Quang. Dân hai bên đường trồng đầy nhãn. Những cây nhãn có lẽ đã sang tuổi 30, thân cây to, tán rộng, lá sum suê, quả kín trên cành. Nhưng rất tiếc, hầu hết chúng đều là những cây được trồng từ hạt, chất lượng rất kém. Thời trước, ta chưa nghĩ tới việc ghép nhãn. Cây giống chủ yếu được gieo từ hạt…
Kỹ sư Hoàng Văn Toàn-chuyên gia của Viện Nghiên cứu rau quả, cùng đi với chúng tôi. Anh cho biết: Nhãn là cây được bà con ta trồng rất nhiều. Nó dễ trồng, dễ sống và cho năng suất cao. Cả đồng bằng và miền núi đều trồng được nhãn, có hộ trồng kín trong vườn. Nhiều gia đình có tới cả trăm gốc nhãn… Thế nhưng vào thời buổi này, những giống nhãn hạt to, cùi mỏng rất khó bán. Nó không thể cạnh tranh với các giống nhãn cùi dày, hạt lép, độ đường cao. Mặt khác, nhãn là cây ra quả rất tập trung. Vào chính vụ, đi đâu cũng thấy bán đầy nhãn. Giá nhãn xuống từng ngày. Vì vậy, các giống nhãn chín muộn lại gặp thời. Giá của chúng cao ngất ngưởng. Có cây đeo quả tới tận tết trung thu. Lúc đó, giá nhãn ở ngưỡng… vô địch!
Kỹ sư Hoàng Văn Toàn cho tôi biết, Viện Nghiên cứu rau quả đang giúp cho nhiều tỉnh phục tráng lại các vườn nhãn. Ta có thể giữ nguyên các cây nhãn cũ (vì nó đã có một bộ rễ rất phát triển và một bộ khung cành rất vững chắc). Ta cưa hoặc đốn ngang thân hoặc cành và chờ cho các chồi mới mọc lên. Giữ lại ở mỗi cây vài chục chồi non. Các chồi còn lại ta vặt hết. Chăm cho các chồi được giữ lại phát triển lên. Sau đó, ta tiến hành ghép vào đó những giống nhãn mới có năng suất và chất lượng tốt. Cũng có thể ghép các giống nhãn chín muộn vào với cây nhãn cũ đó. Lúc này, phải luôn luôn theo dõi để vặt bỏ tất cả các chồi non tiếp tục mọc lên từ thân cây cũ. Ta chỉ giữ lại các cành đã được ghép. Chỉ sau 1-2 năm là ta hoàn toàn có được những cây nhãn mới có chất lượng và năng suất quả như ý muốn. Nó có sẵn bộ rễ khổng lồ cũ nên phát triển rất nhanh. Nó mau chóng cho ta bộ tán sum suê như xưa… Đây là cách phục tráng hiệu quả nhất đối với các vườn nhãn mà ta cần thay đổi giống.
Ta có thể ghép áp hoặc ghép mắt. Tuy nhiên, ghép nhãn khó hơn ghép các loại cây khác. Nếu ta không tự làm được, ta có thể nhờ hoặc thuê những người giỏi đến giúp. Điều quan trọng là phải có sẵn những cây nhãn giống tốt để ta lấy cành hoặc mắt. Những vùng đã trồng nhiều giống nhãn cũ, ta có thể thuê hẳn nhân viên của viện đến để thay đổi toàn bộ giống nhãn cho địa phương. Họ có kỹ thuật, có kinh nghiệm và lại có sẵn các giống nhãn tốt. Ta muốn ghép giống nào họ cũng có. Địa phương nên đứng ra tổ chức để nhân dân được nhờ. 
Cũng có người cho rằng, nên phá bỏ những vườn nhãn cũ để trồng lại giống mới hoàn toàn. Đó là cách nghĩ của họ. Theo chúng tôi, cây nhãn khác cây cà phê. Cây cà phê nào đã 30 tuổi thì không những thân, lá tàn lụi mà cả những bộ rễ cũng bị xâm hại. Vì vậy, nó cần phải đào bỏ và trồng lại. Trong lúc cây nhãn có thể sống tới cả trăm năm mà bộ rễ vẫn không việc gì, vậy ta phải tận dụng bộ rễ đó. Cho nên, ghép là biện pháp tuyệt vời khi ta muốn thay đổi giống nhãn. 
Xin bà con liên hệ trực tiếp với kỹ sư Hoàng Văn Toàn để được sự giúp đỡ (số điện thoại: 0913.564.528). 

Theo danviet.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập461
  • Máy chủ tìm kiếm19
  • Khách viếng thăm442
  • Hôm nay51,478
  • Tháng hiện tại826,756
  • Tổng lượt truy cập92,000,485
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây