Học tập đạo đức HCM

Anh nông dân kiếm tiền tỷ nhờ lúa, lợn, bò

Thứ tư - 26/08/2015 05:46
Sở hữu hơn 50 mẫu ruộng cấy lúa, mỗi năm thu hoạch gần 100 tấn thóc cùng trang trại nuôi nhiều lợn rừng, bò, lợn thịt, gia cầm, "tỷ phú lúa" Nguyễn Nam Thái ở xã Phùng Chí Kiên, Mỹ Hào - Hưng Yên đã nổi lên như một hiện tượng và trở thành nông dân tiêu biểu toàn quốc.

50 mẫu ruộng cơ giới hóa

Sinh năm 1971 trong một gia đình thuần nông của đất Hưng Yên, sau khi xuất ngũ, nhận thấy nhiều người dân quê hương chán ruộng, tập trung vào các khu công nghiệp nên anh Nguyễn Nam Thái đã mạnh dạn vay tiền thuê lại ruộng của các hộ dân để canh tác.

Ban đầu, anh chỉ thuê 1 mẫu và canh tác thuận lợi, sau 2 - 3 năm thấy có hiệu quả từ cây lúa, vợ chồng anh Thái đã quyết định thuê ruộng công điền của xã, ruộng của các hộ trong thôn mở rộng diện tích lên 5 mẫu.
Nong dan tro thanh
 Anh Nguyễn Nam Thái (áo rằn ri) đếm túi bóng trả tiền công phun thuốc sâu cho người làm - ảnh Trí Lâm
Có 5 mẫu ruộng trong tay nhưng gia đình anh Thái vẫn gieo cấy chủ yếu bằng cách sử dụng mạ dược, mạ nền cứng nên chi phí cho tiền công thuê người làm và giống tăng cao. 
Nhằm tiết kiệm chi phí, năm 2005 - 2006, ở các tỉnh miền Bắc đang phát triển phương pháp sử dụng công cụ sạ hàng để gieo cấy lúa, anh Thái đã tự đi tìm hiểu và mua 1 máy sạ hàng trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Từ đó, toàn bộ diện tích 5 mẫu cấy lúa đều được áp dụng phương pháp gieo sạ hàng.

May mắn mỉm cười với anh, việc gieo cấy theo phương pháp mới đã đem lại lợi nhuận đáng kể từ năng suất cũng như chi phí tiết kiệm được. Từ lợi nhuận 5 mẫu đã có, anh tích cóp và thuê thêm 15 mẫu ruộng khác của các hộ dân xung quanh để tiến hành canh tác.

Đến năm 2012, anh Thái lại tiếp tục đến xã Hưng Long thuê thêm 10 mẫu của các hộ để mở rộng diện tích sản xuất của gia đình.
Nong dan tro thanh
Anh Thái trở về sau một ngày tự tay mình đi phun thuốc sâu cùng với người làm - ảnh Trí Lâm
Thời điểm đó, anh Thái làm chủ của 30 mẫu ruộng, trong đó có 20 mẫu tại xã Phùng Chí Kiên và 10 mẫu tại xã Hưng Long. Cứ tiếp tục phát triển cho đến nay, anh đã sở hữu hơn 50 mẫu ruộng, hình thành được "cánh đồng mẫu lớn" và áp dụng cơ giới hóa cho việc canh tác nông nghiệp của mình.

Anh Thái cho biết, với 50 mẫu ruộng, vụ xuân áp dụng gieo sạ 100% diện tích, vụ mùa gieo sạ 50% diện tích, còn lại cấy bằng mạ dược. 15 mẫu thuộc chân ruộng trũng không áp dụng được phương pháp sạ hàng, buộc phải sử dụng cấy bằng mạ dược nhằm chống úng.

Trong những năm trước, toàn bộ diện tích được gieo cấy bằng giống lúa BT7, từ vụ xuân năm 2013 gieo cấy 2 mẫu giống lúa nếp thơm Hưng Yên. Hiện nay chủ yếu trồng giống Bắc thơm vì loại này dễ bán. 

Riêng lúa thì mỗi năm thu về hơn 1 tỷ đồng, trừ chi phí thì cũng còn được 400-500 triệu đồng. Ngoài ra, vì cơ giới hóa canh tác nên anh Thái sẵn máy thu hoạch, anh tranh thủ sử dụng máy gặt của mình đi gặt thuê cho các hộ trong xã và các địa phương lân cận.
 
Nong dan tro thanh
 Chân dung "tỷ phú" đi lên từ cây lúa Nguyễn Nam Thái - ảnh Trí Lâm
Với giá 200.000 đồng/sào, mỗi năm anh cũng thu về ngót trăm tiệu tiền gặt thuê. Ngoài ra, anh còn sắm được xe tải để chở vật liệu cho những người dân có nhu cầu.

Hiện nay, lúa đang trong thời điểm làm đòng, cần phun thuốc, nhưng máy phun thuốc chưa kịp chuyển ra, anh Thái phải thuê 4-5 người phun thuốc sâu. Nếu thời tiết thuận lợi, ngày cao nhất có người nhận được 800.000 tiền công.

Nông dân điển hình tiên tiến toàn quốc

Làm lớn, có nguồn thu nhập ổn định từ cấy lúa, anh Thái đầu tư mua sắm máy móc phục vụ các công đoạn trong sản xuất như làm đất, gieo cấy, thu hoạch, vận chuyển, phơi sấy và được đánh giá là mô hình sản xuất lúa theo quy trình đồng bộ, khép kín.

Tuy nhiên, để có được thành công như hiện nay, anh Thái và gia đình cũng đã trải qua nhiều khó khăn và gian khổ. Phần về điều kiện tự nhiên, ruộng trũng, lại chỗ cao, chỗ thấp khó cho canh  tác.

Để việc gieo cấy đạt hiệu quả thì cần phải đầu tư công sức cải tạo lại ruộng, có vốn để mua sắm dụng cụ, máy sản xuất… Ttrong khi hoàn cảnh của anh khi đó chỉ có  hai bàn tay trắng.

Anh Thái tâm sự, nhiều lúc nhìn đồng ruộng nơi cao khô cạn nước, nơi trũng nước ngập trắng cảm thấy rất khó khăn. Nhưng với nghị lực của mình, anh Thái không lùi bước sau một thời gian ròng rã cơm nắm, cơm gói, sống ngoài đồng ruộng.

Anh Thái dùng dồn hết vốn liếng tiết kiệm được kết hợp vay mượn thêm của bạn bè, người thân, tập trung công sức san ruộng, cải tạo thủy lợi, đường nước, chỉnh trang đồng ruộng để gieo cấy 5 mẫu lúa. Rồi từ đó anh phát triển dần lên.

Việc vay ngân hàng đối với gia đình anh cũng không phải dễ vì muốn vay phải có tài sản thế chấp trong khi mảnh đất gia đình anh còn chưa được cấp sổ đỏ. Khó khăn chồng chất, anh phải đi vay mượn nhiều nơi và đặt hết niềm tin vào mình cũng như vào... ông Trời.

Hiện tại, gia đình anh đang sở hữu 4 chiếc máy sạ hàng, 5 chiếc máy phun thuốc trừ sâu bằng điện, máy làm đất hiệu Kubota của Nhật Bản với giá 200 triệu đồng; máy gặt trị giá 275 triệu đồng. Ngoài ra, anh lặn lội vào tỉnh Cà Mau tìm hiểu và mua một máy sấy thóc với giá 50 triệu đồng.

Ngoài lúa, anh Thái còn đầu tư làm mô hình kinh doanh trang trại. Anh đầu tư nuôi hàng chục con bò, lợn rừng,lợn thịt, gia cầm... để tăng thêm thu nhập. Mô hình trang trại này vừa được đưa vào đầu tư nên doanh thu chưa nhiều, nhưng anh Thái ước tính sẽ thu về hàng trăm triệu mỗi năm nhờ mô hình này.
Nong dan tro thanh
 Bằng khen nông dân điển hình tiên tiến của anh Nguyễn Nam Thái - ảnh Trí Lâm
Nhiều năm qua, anh Thái nổi lên như một "hiện tượng" của người nông dân làm giàu từ cây lúa. Anh Thái đã nhiều lần được bầu chọn là nông dân tiêu biểu của tỉnh, tham dự và được tặng thưởng nhiều bằng khen tại các hội nghị biểu dương nông dân tiêu biểu của miền Bắc, toàn quốc do Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức.

Anh từng được đại diện cho nông dân của tỉnh và là một trong 48 nông dân tiêu biểu của toàn quốc đi dự liên hoan Festival lúa gạo tại tỉnh Sóc Trăng do Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức.
 

Theo motthegioi.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập563
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm562
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại849,696
  • Tổng lượt truy cập92,023,425
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây