Học tập đạo đức HCM

Anh nông dân nuôi vịt giỏi được tặng Huân chương lao động

Thứ năm - 31/05/2018 04:21
Tôi gặp Ngô Đức Thắng tại Hội nghị đại biểu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi toàn quốc lần thứ V, giai đoạn 2012 - 2017 do Hội Nông dân Việt Nam tổ chức vào tháng 9.2017. Khi ấy Thắng là nông dân duy nhất của tỉnh Hưng Yên và là một trong 20 nông dân tiêu biểu toàn quốc vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba.

Nuôi vịt khép kín

Thú thực, trước khi về tận nơi “mục sở thị” trang trại của anh Thắng, tôi vẫn băn khoăn không hiểu anh nông dân nuôi vịt này có tài gì mà được Chủ tịch nước tặng Huân chương. Nhưng khi đến nơi, tôi đi từ ngạc nhiên này đến ấn tượng khác.

Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN Thào Xuân Sùng (thứ 3 từ trái) và đoàn công tác thăm mô hình nuôi vịt khép kín của anh Ngô Đức Thắng (thứ 2 từ trái). T.H
Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN Thào Xuân Sùng (thứ 3 từ trái) và đoàn công tác thăm mô hình nuôi vịt khép kín của anh Ngô Đức Thắng (thứ 2 từ trái). T.H

Tiếp chúng tôi trong ngôi nhà ba tầng khang trang, đầy đủ tiện nghi hiện đại, anh Ngô Đức Thắng, sinh năm 1973, ở thôn Cốc Khê, xã Phạm Ngũ Lão, huyện Kim Động vui vẻ kể, thời trẻ anh có nhiều ước mơ lớn lao, vĩ đại. Nhưng do nhà nghèo anh đành phải bỏ học. Sau khi lập gia đình, anh cùng vợ

Trong chuyến công tác tại tỉnh Hưng Yên vào tháng 4.2018, ông Thào Xuân Sùng - Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Ban Chấp hành T.Ư Hội Nông dân Việt Nam đặc biệt ấn tượng với Chi hội Nghề nghiệp nuôi vịt ở xã Phạm Ngũ Lão. Chủ tịch Thào Xuân Sùng đề nghị, thời gian tới các cấp Hội ND tiếp tục xây dựng và lan tỏa các chi hội nghề nghiệp, tổ hợp tác, hợp tác xã và doanh nghiệp; tìm giải pháp để nông dân có khả năng thích ứng với nền kinh tế thị trường...

phải bươn trải nhiều nghề để trang trải cuộc sống.

Chán cảnh bần cùng nơi đất khách quê người, năm 2001, anh Thắng trở về quê hương, vay mượn tiền của người thân, bạn bè đầu tư xây dựng chuồng nuôi khoảng 300 con vịt đẻ lấy trứng. Một năm sau, anh Thắng thu lãi khá. Năm 2002, thực hiện chủ trương dồn điền đổi thửa của xã, anh xin dồn toàn bộ diện tích đất nông nghiệp của gia đình rộng gần 2 mẫu thành 1 thửa để tập trung phát triển nghề nuôi vịt.

Để biến cánh đồng trũng nhất thôn Cốc Khê thành trang trại VAC, vợ chồng anh Thắng đã “đổ” không biết bao nhiêu công sức và tiền bạc. Không kể nắng mưa, anh Thắng thường lùa vịt đi khắp các cánh đồng trong và ngoài xã chỉ để tiết kiệm chi phí thức ăn.

“Vất vả nhưng có thu nhập nên vợ chồng tôi cũng ham. Lời lãi từ lứa vịt này, tôi lại mở rộng đầu tư nuôi lứa khác. Tuy nhiên, chuỗi ngày làm ăn thuận lợi chẳng được bao lâu, năm 2006, tôi như ngồi trên đống lửa trước cơn bão dịch cúm gia cầm. Trứng vịt đẻ ra đầy sàn nhà, không bán được, mấy tháng liền, tôi gánh khoản lỗ hàng chục triệu đồng”, anh Thắng thổ lộ.

Dịch bệnh qua đi, anh Thắng lại cặm cụi chăm sóc đàn vịt nhưng lần này anh đầu tư máy ấp trứng để chủ động con giống. Từ đó, công việc ngày càng thuận lợi, mỗi ngày thức dậy anh Thắng có tiền triệu bỏ túi.

Cùng với đầu tư nuôi vịt, ấp trứng và bán con giống, những năm gần đây anh còn đầu tư thả cá và trồng thêm các loại cây ăn quả để tận dụng nguồn phân bón từ chất thải đàn vịt.

Dẫn chúng tôi thăm những vườn cam, bưởi xanh mướt được đầu tư bài bản với hệ thống tưới nước tự động, anh Thắng phấn khởi khoe: “Qua thực tế triển khai tôi thấy mô hình nuôi vịt – đào ao thả cá – trồng cây ăn quả khá hiệu quả và khép kín. Gia đình tôi nuôi vịt với số lượng lớn nếu không xử lý tốt vấn đề chất thải của vịt sẽ gây ô nhiễm môi trường. Trong khi đó, các giống cây có múi như cam, bưởi, na… khá hợp với phân vịt ủ hoai mục nên phát triển tốt”.

Sau mỗi vụ bội thu, anh Thắng lại tiếp tục đầu tư mua và thầu thêm ruộng đất để mở rộng trang trại. Đến nay, anh đã phát triển thành 2 trang trại với tổng diện tích lên tới 21 mẫu. Trong đó, có 5 mẫu ao thả cá; 14 mẫu trồng các loại cây ăn quả như nhãn, bưởi Diễn, cam Vinh, cam đường Canh, na không hạt; diện tích còn lại anh nuôi 7.000 con vịt đẻ với hệ thống chuồng nuôi được xây dựng quy củ gồm có nhà kho, khu ấp úm giống với 10 máy ấp trứng. Từ chăn nuôi vịt khép kín, mỗi năm trừ hết chi phí, anh Thắng còn lãi khoảng 1 – 2 tỉ đồng.

Liên kết các hộ cùng chăn nuôi vịt

Không chỉ làm giàu cho bản thân, anh Thắng còn mạnh dạn liên kết các hộ cùng nuôi vịt để tăng hiệu quả sản xuất. Chi hội Nghề nghiệp chăn nuôi vịt xã Phạm Ngũ Lão được thành lập ngày 12.6.2017, với 31 hội viên, tổng diện tích trang trại là 45ha, số lượng đầu vịt sinh sản 65.000 con.

Trung bình mỗi ngày gia đình anh Thắng cung cấp ra thị trường gần 30.000 con vịt giống.
Trung bình mỗi ngày gia đình anh Thắng cung cấp ra thị trường gần 30.000 con vịt giống.

Chị Nguyễn Thị Tranh – Chủ tịch Hội Nông dân xã Phạm Ngũ Lão cho biết: “Nghề chăn nuôi vịt đã có ở địa phương hàng chục năm nay. Tuy nhiên, trước đây các hộ chăn nuôi manh mún, nhỏ lẻ. Chi hội Nghề nghiệp chăn nuôi xã Phạm Ngũ Lão được thành lập với kỳ vọng sẽ phát triển thế mạnh của địa phương. Là người đầu tiên thành công với nghề ấp nở vịt ở địa phương, anh Ngô Đức Thắng được các thành viên trong tổ tín nhiệm bầu làm Chi hội trưởng Chi hội Nghề nghiệp chăn nuôi vịt xã Phạm Ngũ Lão”.

Theo chị Tranh, mới thành lập được gần 1 năm, nhưng dưới sự dẫn dắt của “thủ lĩnh” Thắng và sự đoàn kết của các thành viên, Chi hội Nghề nghiệp chăn nuôi xã Phạm Ngũ Lão đã có những bước tiến rất nhanh. Các thành viên trong chi hội cùng liên kết mở rộng diện tích trang trại lên gấp 1,5 lần và quy mô nuôi vịt, diện tích trồng cây ăn quả tăng gấp 2 lần so với thời điểm ban đầu thành lập. Hiện, các thành viên trong chi hội đã mở rộng quy mô trang trại lên 55ha, quy mô đàn vịt 120.000 con.

Đầu năm 2018, để hạ giá thành thức ăn chăn nuôi, các thành viên trong chi hội đã cùng liên kết góp vốn trực tiếp mua nguyên liệu, thuê nhà máy gia công thức ăn cám. Đến nay, sản lượng tiêu thụ mỗi ngày của cả chi hội là 24 tấn, giá thành giảm 10% so với trước đây.

Điều đáng nói, khi tham gia chi hội, các thành viên đã tích cực liên kết mở rộng thị trường bán hàng trên cả nước. “Với tổng quy mô đàn vịt bố mẹ của cả chi hội là 120.000 con, sản lượng trứng trong 1 ngày là 80.000 quả, số lượng vịt giống khoảng 67.000 con/ngày, với giá bình quân 5.000 – 7.000 đồng/con, mỗi thành viên trong chi hội lãi từ 3 – 5 triệu đồng/ngày”, anh Thắng thông tin.

Theo Thu Hà/Bao TTV.VN
 Tags: nông dân

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập418
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm415
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại197,225
  • Tổng lượt truy cập90,260,618
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây