Học tập đạo đức HCM

Đột phá từ đồn điền đổi thửa

Thứ tư - 30/05/2018 03:45
Trước thực trạng ruộng đất manh mún, ảnh hưởng đến SX nông nghiệp, huyện Trực Ninh (Nam Định) đã chọn dồn điền đổi thửa đất ruộng là khâu đột phá trong xây dựng nông thôn mới (NTM).

Kết quả sau 2 năm, huyện đã thực hiện thành công.  

Đột phá từ đồng ruộng

Ông Lưu Văn Dương, Chủ tịch UBND huyện cho hay, bắt tay vào xây dựng NTM, Trực Ninh đã chọn xã Trực Nội làm điểm để triển khai dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp. Chỉ sau 1 thời gian ngắn, Trực Nội hoàn thành công tác này. Từ đó, huyện quyết định chọn đây là khâu đột phá trong xây dựng NTM.

22-31-48_nh_2
SX rau bằng công nghệ cao của Cty Ngọc Anh (xã Trực Hùng)

“Sau 2 năm tổ chức thực hiện (năm 2011-2012), 100% số xã trên địa bàn huyện đã hoàn thành dồn điền đổi thửa, giảm số thửa bình quân từ 3,51 thửa/hộ xuống còn 1,82 thửa/hộ, khắc phục được tình trạng sử dụng đất manh mún”, ông Dương khẳng định.

Cũng theo ông Dương, qua dồn điền đổi thửa đã chỉnh trang cơ bản lại đồng ruộng, đáp ứng tốt hơn yêu cầu SX hàng hoá. Đặc biệt, các hộ nông dân đã hiến, góp được 320,72 ha đất nông nghiệp (tương đương 641 tỷ đồng) để xây dựng các công trình phúc lợi phục vụ trực tiếp cho SX và đời sống dân sinh, đóng góp vào xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn.

Ngoài ra, hình thành được các vùng SX hàng hóa tập trung với 23 cánh đồng lớn, từ 30-50 ha/cánh đồng. Kết quả và bài học kinh nghiệm từ cách làm của huyện Trực Ninh đã giúp tỉnh Nam Định triển khai thành công dồn điền đổi thửa trên phạm vi toàn tỉnh.

Bên cạnh đó, phong trào hiến đất tạo mặt bằng xây dựng công trình phúc lợi công cộng NTM lan tỏa ở khắp các xã, giúp sớm hoàn thành các tiêu chí NTM. Đơn cử như ông Nguyễn Văn Tào (SN 1947, xóm An Thành, xã Trực Chính) đã tự nguyện hiến hơn 950m2 đất làm đường. “Tôi coi đó là trách nhiệm, nghĩa vụ trong xây dựng NTM. Việc hiến đất giúp xã xây dựng giao thông, thuỷ lợi, hạ tầng nông thôn thuận lợi hơn”, ông Tào tự bạch.  

Giữ vững các tiêu chí

Hoàn thành Chương trình MTQG xây dựng NTM đã tạo đà cho huyện Trực Ninh khởi sắc, diện mạo nông thôn có nhiều đổi thay, tác động tích cực đến mọi mặt đời sống người dân. Vì vậy, việc củng cố và nâng cao chất lượng, giữ vững các tiêu chí NTM đang được lãnh đạo các cấp chọn làm nhiệm vụ trọng tâm trong những năm tiếp theo.

22-31-48_nh_1
Một góc thị trấn Cổ Lễ (Trực Ninh)

Để giữ vững các tiêu chí, theo ông Dương, Trực Ninh đã đề ra một số mục tiêu quan trọng như hàng năm tự kiểm tra, đánh giá các tiêu chí so với Bộ tiêu chí quốc gia, phấn đấu 100% số xã duy trì đạt chuẩn NTM. Mỗi xã phải xây dựng được một số hình mẫu tiêu biểu về tổ chức SX, bảo vệ môi trường, hoạt động văn hóa, xã hội, giữ gìn an ninh trật tự.

Phấn đấu đến năm 2020 đạt các chỉ tiêu KT-XH như thu nhập bình quân đầu người đạt 50 triệu/năm; 100% số hộ dân dùng nước sạch, hộ gia đình có đủ 3 công trình hợp vệ sinh môi trường và hộ có nhà ở đạt chuẩn. Tỷ lệ hộ nghèo (cả đối tượng TBXH) đạt 1,5%; tỷ lệ lao động qua đào tạo trên 65%; tỷ lệ người dân mua BHYT đạt 100%. Thực hiện xây dựng huyện NTM gắn với đô thị hóa trong giai đoạn 2018-2020.

Ngoài ra, yêu cầu các xã không chạy theo thành tích; không trông chờ, ỷ lại vào cấp trên. Tiếp tục thực hiện nhất quán phương châm “Nhân dân làm, nhà nước hỗ trợ”. Và, xây dựng huyện NTM gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp và quá trình đô thị hoá.

22-31-48_nh_3
Nhà máy xử lý rác thải của xã Trực Chính
Sau 7 năm xây dựng NTM, đến nay Trực Ninh đã cán đích. Có được kết quả này nhờ sự đoàn kết, năng động, sáng tạo của chính quyền và sự tích cực huy động các nguồn lực để hoàn thành chương trình... Và ngày 21/4 vừa qua, huyện Trực Ninh cùng với 3 huyện Giao Thủy, Nghĩa Hưng, Xuân Trường đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn NTM năm 2017.
Theo Mai Chiến/Báo Nông Nghiệp.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập337
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại832,840
  • Tổng lượt truy cập92,006,569
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây