Học tập đạo đức HCM

Sản xuất tôm - lúa thích ứng biến đổi khí hậu

Thứ hai - 28/05/2018 23:47
“Diễn biến khí hậu ngày một thất thường khiến cho môi trường nuôi tôm ngày càng khó lường. Do đó, chúng ta cần tìm giải pháp canh tác phù hợp để thích nghi với tình hình biến đổi khí hậu và một trong những giải pháp đó cho vùng ven biển ĐBSCL chính là phát huy tối đa tiềm năng giá trị của mô hình tôm – lúa”.

Đó là ý kiến của ông Kim Văn Tiêu - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia tại diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề “Nuôi tôm - lúa đạt hiệu quả cao thích ứng với biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)”, do Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang tổ chức mới đây. 

Sản xuất tôm - lúa thích ứng biến đổi khí hậu

Mô hình tôm – lúa cho thu nhập cao, thích ứng biến đổi khí hậu.

Theo ông Tiêu, hiện chúng ta chỉ mới phát triển được khoảng 170.000 ha mô hình tôm - lúa, với năng suất tôm trong mô hình bình quân đạt 170 – 200 kg/ha và năng suất lúa trong mô hình là 4 - 5 tấn/ha. 

Trong điều kiện biến đổi khí hậu ngày một gay gắt, diện tích tôm - lúa ở ĐBSCL không những có khả năng phát triển lên 200.000 - 250.000 ha, mà chúng ta còn có thể đưa năng suất tôm nuôi trong mô hình lên 500 kg/ha. 

Khi đó, mô hình tôm - lúa sẽ là mô hình mang lại hiệu quả cao về kinh tế và môi trường cho khu vực ven biển ĐBSCL. 

Ông Quảng Trọng Thao - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang cho biết: Từ khi chuyển từ 1 vụ lúa sang sản xuất 1 vụ tôm 1 vụ lúa đến nay, mô hình tôm - lúa của tỉnh đã có sự phát triển tương đối ổn định cả về hiệu quả lẫn diện tích thực hiện. 

Đây là mô hình chiếm diện tích lớn với khoảng 90.000 ha, phần lớn tập trung tại các huyện An Biên, An Minh, U Minh Thượng và Vĩnh Thuận. 

Ngành cũng xác định đây là mô hình đặc trưng và quan trọng trong cơ cấu nuôi tôm của tỉnh. 

“Nếu so với trước đây khi chỉ độc canh cây lúa, thì việc chuyển sang làm tôm - lúa đã giúp người dân tăng lợi nhuận lên gấp 2 - 3 lần”, ông Thao cho biết.

Cũng theo ông Thao, trong định hướng chung, thời gian tới mô hình này sẽ được tập trung đầu tư hạ tầng, kỹ thuật và công nghệ để cải thiện năng suất và giá trị tôm nuôi, tiến tới xây dựng thương hiệu cho vùng tôm - lúa. 

Đồng thời, tỉnh cũng tiến hành rà soát, bổ sung những diện tích bị ảnh hưởng mặn, năng suất lúa kém hiệu quả để chuyển sang luân canh tôm - lúa. 

Dự kiến phấn đấu đến năm 2020, năng suất tôm nuôi trong mô hình sẽ đạt bình quân 380 – 500 kg/ha…

Còn tại tỉnh Sóc Trăng, tuy có diện tích tôm - lúa không cao, nhưng tính hiệu quả của mô hình này rất vượt trội nhờ nuôi tôm theo hình thức quảng canh cải tiến và lấp lại bằng giống lúa thơm đặc sản. 

Theo ông Võ Văn Bé - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Sóc Trăng, tôm - lúa từ lâu đã được các nhà khoa học đánh giá là mô hình hiệu quả và thông minh, đặc biệt là thích ứng với biến đổi khí hậu. 

Để phát huy hiệu quả mô hình này, ở Sóc Trăng, đa phần là nuôi tôm quảng canh cải tiến và trồng lại giống lúa thơm ST24 theo hướng hữu cơ bán với giá gần 8.000 đồng/kg lúa. 

Tại diễn đàn, nông dân vùng tôm - lúa trong khu vực đã đặt ra nhiều câu hỏi xoay quanh các vấn đề liên quan (cải tạo ao, quản lý môi trường, chất lượng con giống, phòng chống dịch bệnh, thực hành tiêu chuẩn VietGAP…) để phát triển mô hình tôm - lúa một cách hiệu quả và bền vững. 

Một số nông dân còn mang cả mẫu tôm bị bệnh đến để được các nhà khoa học xác định loại bệnh, nguyên nhân và cách phòng trị… 

Nhấn mạnh thêm đến vai trò và tầm quan trọng của mô hình tôm - lúa đối với các tỉnh ven biển ĐBSCL trong điều kiện biến đổi khí hậu hết sức khó lường, ông Kim Văn Tiêu cho rằng nếu các tỉnh phát huy tốt mô hình tôm - lúa thì không những sản lượng tôm và lúa sẽ gia tăng, mà còn tạo ra những sản phẩm có chất lượng và giá trị cao, giúp nông dân nâng cao thu nhập, mô hình phát triển bền vững.

Gianh Lam/daidoanket.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập855
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm854
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại789,246
  • Tổng lượt truy cập93,166,910
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây