Học tập đạo đức HCM

Bí quyết xây dựng cánh đồng lớn

Thứ hai - 13/10/2014 03:09
Phó Cục trưởng Cục Trồng Trọt (Bộ NN-PTNT) Trần Xuân Định đánh giá rất cao mô hình liên kết của TSC với các địa phương trong xây dựng vùng SX giống...
Bí quyết xây dựng cánh đồng lớn
Liên kết SX lúa giống của TSC với xã Bình Định đem lại thu nhập cao cho nông dân

“Vì sao nhiều mô hình SX nông nghiệp của ta cứ hết tiền hỗ trợ là “chết” và không thể nhân rộng? Vì nó chưa gắn với thực tiễn, không giúp cải thiện đời sống của người nông dân và đảm bảo phát triển bền vững”. Đó là chia sẻ của ông Trần Mạnh Báo, Chủ tịch Hiệp hội Thương mại giống cây trồng VN, Chủ tịch HĐQT, TGĐ TCty Giống cây trồng Thái Bình (TSC).

Gắn trách nhiệm cho nông dân

Vừa qua, hội thảo liên kết SX nông nghiệp hàng hóa được tổ chức tại Thái Bình. Trước khi bắt đầu phần thảo luận, chúng tôi đã được “mãn nhãn” với mô hình liên kết SX lúa giống lớn nhất miền Bắc với diện tích 300 ha tại xã Bình Định, huyện Kiến Xương, Thái Bình.

Nhìn cánh đồng lớn hút tầm mắt gieo cấy giống lúa gốc BC15 sai trĩu hạt, ít người nghĩ rằng nơi đây từng là một vùng đất cao, gềnh và không bằng phẳng. Một nửa sản lượng thóc được bà con phục vụ sinh hoạt thường ngày và chăn nuôi, còn lại đóng bao bán cho hàng xáo, giá cả chìm nổi theo cung - cầu của thị trường.

Năm 2008, TSC đã tìm đến đồng đất xã Bình Định, phối hợp với HTX khảo sát, quy hoạch lại SX và chỉnh trang đồng ruộng để SX lúa giống. Mới đầu, dân chưa tin. Ông Chủ nhiệm vận động xã viên khản cổ mới gom được 40 ha.

Ông Đặng Ngọc Oánh, PCT UBND huyện Kiến Xương khẳng định: "Với diện tích đất canh tác lên tới 23.000 ha, trong đó hơn 90% là cây lúa, hình mẫu liên kết SX của TSC với xã Bình Định sẽ là hướng đi chủ đạo của huyện trong những năm tới nhằm nâng cao thu nhập cho nông dân".

TSC cam kết cung ứng trước giống lúa, tập huấn kỹ thuật gieo cấy, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch. Phương thức thanh toán 1 kg lúa được quy đổi ra 1,25 kg thóc theo giá thị trường tại thời điểm thu mua (năm 2014, 1 kg lúa được quy đổi bằng 1,3 kg thóc theo giá thị trường).

HTX Bình Định tiến hành xây dựng quy ước hoạt động của tổ tự nguyện hợp tác SX và tiêu thụ nông sản theo nguyên tắc bình đẳng, dân chủ cùng có lợi; SX cùng mặt hàng và tự trang trải các chi phí hoạt động bằng nguồn tiền chiết khấu dịch vụ của TSC theo hợp đồng.

Ông Trần Thanh Sơn, Chủ nhiệm HTXNN Bình Định cho biết: "Từng hộ dân phải viết cam kết thực hiện đúng theo sự chỉ đạo của HTX về khung lịch gieo cấy, quy hoạch vùng SX, quy trình kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, xử lý tạp chất trước và sau khi thu hoạch…

Cứ 1 kg thóc giống gốc, người trồng lúa phải bán cho TSC từ 100 kg thóc đạt chất lượng trở lên. Trường hợp rủi ro về thời tiết, dịch hại thì có cán bộ của TSC và HTX xem xét và có biên bản xác nhận. Trường hợp không có lý do chính đáng, thành viên trong tổ SX phải bồi thường từ 3 - 5 lần giá giống gốc cho TSC khi không có sản phẩm bán theo cam kết ban đầu".

Nông dân thụ hưởng lợi ích xứng đáng

Từ diện tích ban đầu ở vụ xuân 2009, vùng 1 có 40 ha thì đến vụ mùa năm 2014 đã xây dựng được 6 cánh đồng mẫu lớn với 300 ha. Đây là vùng liên kết SX giống hàng hóa lớn nhất miền Bắc hiện nay.

Từ năm 2009 đến nay, TSC đã xây dựng 433 mô hình trên cả nước. Riêng tại Thái Bình đã xây dựng được 258 mô hình, trong đó có những mô hình cơ quy mô diện tích và hiệu quả kinh tế cao như xã Bình Định, Kiến Xương quy mô 300 ha; xã An Mỹ - Quỳnh Phụ; xã Thụy Ninh, Thái Thụy có quy mô trên 100 ha/mô hình.

Vụ xuân 2014, tổng số thóc đã thu được 1.625 tấn. Doanh thu trên 14 tỷ đồng, trong đó xã viên hưởng lợi 3,5 tỷ đồng.Thực tế giá thu mua chênh lệch ở mỗ vụ SX so với thị trường là 2.000 - 3.000 đồng, tăng giá trị thu nhập từ 28 - 30 triệu đồng/ha.

Như vậy, riêng vụ này với sản lượng đã ký với TSC là 800 - 1.000 tấn thì xã viên hưởng lợi gần 3 tỷ đồng.

Phó Cục trưởng Cục Trồng Trọt (Bộ NN-PTNT) Trần Xuân Định đánh giá rất cao mô hình liên kết của TSC với các địa phương trong xây dựng vùng SX giống để tạo ra những cánh đồng rất lớn, đẹp, thuyết phục và mang lại hiệu quả thực sự cho nông dân.

“Hiện tại TSC đang tiêu thụ rất tốt lúa giống BC15 với sản lượng lên tới 5.000 - 6.000 tấn mỗi năm. Vì vậy, những cánh đồng của xã Bình Định có một sức sống vô cùng bền vững. Ngoài việc cung cấp giống gốc cho bà con và cử cán bộ kỹ thuật chỉ đạo SX, TSC còn mời các DN cung ứng phân bón, thuốc BVTV…

Khi nông dân đã tạo ra sản phẩm cuối cùng, TSC sẽ mua giống lúa này với giá 1 kg giống = 1,3 kg so với lúa thịt, nên nông dân không cần lo ngại gì trong chuỗi SX”, ông Định phân tích. 

Minh Phúc
Nguồn: nongnghiep.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập378
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại852,808
  • Tổng lượt truy cập92,026,537
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây