Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường thăm các gian hàng tại Hội chợ OCOP Quảng Ninh tối 1.9. Ảnh: Trung Nguyên.
Đây là lần đầu tiên, Bộ Nông nghiệp & PTNT phối hợp với tỉnh Quảng Ninh tổ chức lồng ghép Hội chợ và Hội thảo OCOP quy mô toàn quốc, với sự tham dự của 60 tỉnh thành trên cả nước. Trong đó có nhiều lãnh đạo, cán bộ từ cấp tỉnh, huyện, xã đến tham quan và học hỏi kinh nghiệm trực tiếp của tỉnh Quảng Ninh trong công tác tổ chức phát triển sản phẩm, đánh giá chất lượng và xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP.
Ngay từ khi triển khai năm 2013, Chương trình Mỗi xã phường một sản phẩm, gọi tắt là Chương trình OCOP Quảng Ninh đã khẳng định được vai trò quan trọng của mình, góp phần tái cơ cấu nền kinh tế nông nghiệp địa phương theo hướng phát triển sản xuất tập trung, gia tăng giá trị sản phẩm.
Từ chỗ chỉ có 40 sản phẩm và 30 đơn vị tham gia chương trình vào năm 2014, đến nay, Quảng Ninh đã phát triển thành 251 sản phẩm và 196 đơn vị tích cực tham gia. Những sản phẩm OCOP đều là sản phẩm hàng hóa, có giá trị và được thị trường đón nhận. Nhờ đó, Chương trình OCOP của Quảng Ninh đã được Chính phủ ghi nhận và trở thành mô hình điểm được nhân rộng ra toàn quốc.
Sau 4 kỳ tổ chức, hội chợ OCOP đã nhận được nhiều sự đồng tình, ủng hộ của người dân, du khách và doanh nghiệp trong việc xúc tiến thương mại, đáp ứng nhu cầu của người dân trong việc mua sắm các sản phẩm nông nghiệp có giá trị, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có kiểm định an toàn thực phẩm. Hội chợ OCOP kỳ thứ V được tổ chức lần này được kỳ vọng là một hội chợ chuyên đề về sản phẩm nông nghiệp, có uy tín và sức lan tỏa tầm quốc gia và trong khu vực.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNN Nguyễn Xuân Cường phát biểu khai mạc Hội thảo. Ảnh: Nguyễn Quý.
Tại Hội thảo, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh: Trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2016-2020, một trong những nội dung trọng tâm là hỗ trợ phát triển sản xuất theo hướng cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo 3 trục sản phẩm chủ lực (cấp quốc gia, cấp vùng – tỉnh và cấp huyện – xã), phát triển dịch vụ du lịch nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân. Kinh nghiệm qua 6 năm triển khai xây dựng NTM, mục tiêu trọng tâm giai đoạn 2016-2020 là rà soát lại quy hoạch, tổ chức sản xuất, chế biến, xúc tiến thương mại nhằm quảng bá, giới thiệu tiêu thụ sản phẩm. Để thực hiện được mục tiêu đó, một trong các giải pháp mà Chính phủ đề ra đó là xây dựng, triển khai Chương trình quốc gia “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) trong phạm vi cả nước.
Hội chợ OCOP Quảng Ninh lần thứ 5 tổ chức trong cung quy hoạch dường như quá bé nhỏ với lượng khách đến mua sắm trong đêm 1.9.
Các đại biểu cũng đánh giá thực trạng về sản phẩm nông nghiệp lợi thế và các sản phẩm đặc sản của từng địa phương, để từ đó có các bước chiến lược, định hướng cho Chương trình quốc gia OCOP của Việt Nam, mà trong đó nội dung giải pháp xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP là khâu quan trọng; trao đổi một số khó khăn vướng mắc về cơ chế, phương pháp trong triển khai chương trình tại các địa phương...
Đại biểu của nhiều tỉnh, thành phố đánh giá: Hội thảo bàn về các giải pháp xúc tiến thương mại sản phẩm Chương trình quốc gia OCOP là bước “tập dượt” ban đầu để các địa phương nghiên cứu, học tập trong xây dựng và triển khai Chương trình quốc gia Mỗi xã một sản phẩm OCOP.
Theo Nguyễn Quý/Dân Việt.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;