Học tập đạo đức HCM

Các mô hình trang trại thành công

Thứ tư - 14/09/2016 11:26
Trong vài thập kỷ trở lại đây, ngành kinh tế thực phẩm có những bước tiến mạnh mẽ, kéo theo sự phát triển của nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa hay còn gọi là kinh tế trang trại. Việc hình thành các trang trại được xem là nhân tố quyết định thúc đẩy phát triển sản xuất, chăn nuôi hàng hóa. Những mô hình trang trại hiệu quả đó đã thúc đẩy sự phát triển của nông, lâm, ngư, nghiệp. Thaibinhtv.vn điểm qua một số mô hình trang trại thành công trên phạm vi cả nước.

1. Mô hình Vườn – Ao – Chuồng (VAC)

Đây là mô hình trang trại quen thuộc của nông dân Việt Nam. VAC là một mô hình thâm canh sinh học cao, trong đó trồng trọt và nuôi trồng thủy sản cũng như chăn nuôi gia súc gia cầm là chính, có quan hệ khắng khít với nhau, tạo nên một một hệ thống canh tác tổng thể, giúp sử dụng hợp lý và tốt hơn nguồn đất đai, nguồn nước và năng lượng mặt trời để đạt tới hiệu quả kinh tế cao với mức đầu tư thấp.

Tiêu biểu cho mô hình kinh tế hiệu quả này là trang trại của Ông Nguyễn Trọng Bộ, thôn Tân Tự, xã Đông Tân, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Ông đã kết hợp nuôi heo, cá, gia cầm và trồng cây hoa màu, cây ăn quả với nhau. Bên cạnh đó ông còn mở dịch vụ câu cá thư giãn. Vài năm trở lại đây, trừ đi chi phí thì số lãi ổn định mà ông thu được thường ở mức 200 – 300 triệu đồng/năm.

Từ mô hình VAC nói trên, những người nông dân giỏi giang của chúng ta đã mở rộng bất động sản của họ để đầu tư, phát triển nhiều mô hình khác như Vườn – Ao – Hồ, Vườn – Ao – Chuồng – Ruộng, Vườn – Ao – Chuồng – Rừng. Sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểm thêm về những mô hình trang trại hiệu quả “đặc biệt” này.

Vườn – Ao – Chuồng – Ruộng (VACR)

VACR là mô hình kinh tế trang trại kết hợp nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản với trồng cây ăn trái và trồng lúa nước. Mô hình này thường được áp dụng ở các tỉnh miền Tây và đồng bằng sông Cửu Long – vựa lúa lớn của Việt Nam.

Với mô hình này, gia đình ông Trần Kim Được, trú tại xã Vĩnh Bình, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu được công nhận là mô hình trang trại thành công được nhiều nông dân đến tham quan học tập kinh nghiệm.

Thành quả lao động của ông là hơn 200 triệu đồng/năm cho việc bán lúa, 35 triệu đồng/năm cho việc bán trái cây, riêng heo và cá cho ông thu nhập gần 15 triệu đồng.

* Vườn – Ao – Hồ

Nguyễn Lê Ngọc Chinh, một đoàn viên thanh niên đến từ thị trấn Dương Minh Châu, H.Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh đã cải tiến mô hình trang trại hiệu quả VAC thành mô hình trang trại Vườn – Ao – Hồ.

Khởi nghiệp từ 120 triệu đồng của mẹ, sau khi tham khảo giá nhà đất, Chinh đã tiến hành mua thêm đất để đào ao nuôi cá lóc, xây hồ nuôi ba ba và trồng cây dừa xiêm trên bờ ao. Mô hình kinh tế trang trại này đã mang lại cho chàng trai doanh thu hơn 1,2 tỉ đồng, sau khi trừ chi phí còn lãi hơn 240 triệu đồng/năm.

2. Mô hình kinh tế trang trại trên cát

Cũng được phát triển từ mô hình trang trại thành công VAC, nhưng điểm khác biệt ở đây là địa điểm nuôi trồng hoàn toàn trên cát. Mô hình kinh tế hiệu quả này được những người nông dân Quảng Bình xây dựng và phát triển.

Trong những mô hình trang trại chăn nuôi trên cát mang lại hiệu quả kinh tế cao, thì mô hình của ông Võ Đại Nghĩa tại vùng cát Hải Ninh được xem là điển hình. Siêu trang trại của ông nuôi tôm, kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi cá. Mỗi năm, ông đạt doanh thu 35 – 37 tỉ đồng, tạo thu nhập cho người địa phương với mức lương ổn định từ 1,5 – 3,5 triệu đồng/tháng.

3. Mô hình trang trại khép kín

Bên cạnh những mô hình tổng hợp trên, chúng ta còn có một mô hình kinh tế hiệu quả khác là mô hình trang trại khép kín “ Trồng cỏ, nuôi bò và trùn quế”.

Trùn quế có thể giúp tăng sức đề kháng, kích thích ăn nhiều, mau lớn cũng như nâng cao khả năng sinh sản và năng suất sữa ở bò nên rất nhiều mô hình trang trại thành công với quy trình chăn nuôi mới này.

4. Mô hình trang trại kết hợp với sinh thái

Đây là một mô hình kinh tế trang trại hiệu quả mới du nhập vào Việt Nam gần đây. Mô hình trang trại này được xây dựng dựa trên sự kết hợp giữa nuôi trồng và dịch vụ du lịch sinh thái.

Ở các quốc gia khác, nhưng mô hình kinh tế hiệu quả như vậy rất nhiều, chẳng hạn như nông trại Chockchai kết hợp chăn nuối bà sữa và dịch vụ du lịch. Hay, Ark Farm của Nhật Bản.

Ở Việt Nam, hiện cũng có một số mô hình trang trại thành công kiểu này mà tiêu biểu là khu du lịch sinh thái Suối Hoa, Đà Nẵng kết hợp du lịch với trồng tre điền trúc, cây cảnh và rừng keo lá tràm.

Nguồn: Nongdan.com


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập753
  • Máy chủ tìm kiếm7
  • Khách viếng thăm746
  • Hôm nay42,347
  • Tháng hiện tại99,276
  • Tổng lượt truy cập88,777,610
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây