Học tập đạo đức HCM

Cánh chim đầu đàn của nông nghiệp Đà Nẵng

Thứ năm - 25/05/2017 00:18
Hợp tác xã (HTX) dịch vụ sản xuất và kinh doanh tổng hợp Hòa Tiến 1 (HTX Hòa Tiến 1) đã phát huy vai trò là "bà đỡ" của nông dân, nâng cao giá trị sản xuất của sản phẩm nông nghiệp và tạo liên kết hỗ trợ đầu ra cho nông dân.

“Không phải lo đầu ra nữa”

Những ngày tháng 5, về thăm xã Hoà Tiến (huyện Hoà Vang), những lớp thóc chín như những dải lụa vàng trải dọc theo các con đường làng. Trên khuôn mặt của những người nông dân ở đây ánh lên niềm vui được mùa, năm nay các xã viên thuộc HTX Hoà Tiến 1 thắng lớn vụ mùa Đông Xuân.

Ông Nguyễn Phú Siêng, xã viên HTX Hoà Tiến 1 phấn khởi khoe: “Được sự vận động của HTX, nhà tôi tham gia làm 4 sào lúa giống, năm nay được mùa, khấm khá lắm. Vụ Đông Xuân vừa rồi giống Thiên Ưu 8 cho năng suất từ 520-640 kg/sào, so với lúa thường thì gần gấp rưỡi lần, hứa hẹn sẽ mang lại một nguồn thu nhập khá”.

Ngoài tham gia sản xuất lúa giống, gia đình ông Nguyễn Phú Siêng còn có 1 sào rau màu nằm trong tổ hợp tác sản xuất rau màu Hoà Tiến 1. “Làm rau tuy có vất vả hơn đôi chút nhưng mang lại giá trị kinh tế cao hơn, với 1 sào rau nhà tôi trồng các loại đậu, rau muống, đậu bắp, rau lang, xà lách… cho thu nhập thường xuyên. Tính ra mấy sào rau và lúa mang lại thu nhập cả năm hơn 100 triệu”, ông Siêng nói.

Tại tổ hợp tác rau màu, một tay thoăn thoắt hái những trái bí xanh trĩu nặng, ông Trần Bình hồ hởi nói: “Hiện nhiều nơi được mùa bí nhưng đầu ra sụt giảm mạnh, không bán được, nhưng nông dân ở đây thì không còn phải lo vấn đề đầu ra nữa vì sản phẩm ở đây đã được một công ty bao tiêu, còn lại có sức làm thêm nữa thì đem cung ứng cho các chợ đầu mối”.

Ông Nguyễn Thảo, Giám đốc HTX Hoà Tiến 1 cho biết, HTX đi theo hướng chuyên sản xuất lúa giống, HTX đã liên kết để cung cấp cho các đơn vị sản xuất giống Trung ương và địa phương, năng suất và thu nhập lúa giống bao giờ cũng đạt cao hơn 30-50% so với lúa thường.

Vụ vừa qua, bà con sản xuất các loại giống lúa Thiên Ưu 8, HT1, XY23, NX30… trung bình 2 vụ làm 180 ha lúa giống cho sản lượng 2 vụ đạt khoảng 700 tấn; đối với sản xuất rau màu, được Sở NN&PTNT hỗ trợ hệ thống giàn lưới, HTX đã thực hiện liên kết với công ty Pihka đến tận vườn thu mua sản phẩm cho bà con, đảm bảo đầu ra cho xã viên.

Luật HTX 2012 - Luồng gió mới cho HTX

HTX dịch vụ sản xuất và kinh doanh tổng hợp Hoà Tiến 1 thuộc thôn Yến Nê, xã Hoà Tiến, huyện Hoà Vang được thành lập từ năm 1977, hiện có số lượng thành viên là 1.370 với 1.502 lao động, trong đó có 780 thành viên tham gia sản xuất lúa giống.

Trước khi có Luật HTX 2012, hoạt động của HTX còn mang nặng sự trợ cấp, một số xã viên chưa thực sự mặn mà với HTX và ít tham gia vào các hoạt động của HTX. Từ khi Luật HTX 2012 có hiệu lực, HTX đã có kế hoạch tổ chức lại hoạt động, đây cũng là cơ hội để HTX tái cơ cấu, tạo bước chuyển trong hoạt động.

Nhờ được tiếp nhận mô hình sản xuất giống của tổ chức FAO tài trợ, hiện nông dân HTX đã áp dụng các quy trình, biện pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất giống và đem lại kết quả cao về năng suất. Với mô hình này, HTX đã tổ chức khảo nghiệm và du nhập các loại giống cũng như cây trồng mới như: Lúa thuần giống thảo dược, giống trung ngắn ngày năng suất chất lượng cao như Thiên Ưu 8, VH1, OM6976, HT1, BN25… Nhờ vậy đã nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích từ 50 triệu lên 120 triệu đồng/ha. Năng suất cây trồng của HTX luôn dẫn đầu toàn huyện.

HTX đã tổ chức xây dựng các vùng chuyên sản xuất giống lúa, với quy mô 150 ha, tổ chức xây dựng 50 ha cánh đồng mẫu lớn tại HTX, áp dụng các quy trình kỹ thuật tiến tiến nhằm giảm chi phí đầu tư như: giống lúa, vật tư phân bón, bảo vệ thực vật.

HTX cũng đã từng bước tổ chức cho thành viên các vùng chuyên canh sản xuất rau an toàn với quy mô 13 ha giúp nông dân tiếp cận với quy trình sản xuất rau an toàn trong nhà lưới, chương trình Vietgap, từng bước xây dựng thương hiệu giống lúa, rau an toàn của Hoà Tiến 1.

Ngoài ra, để tăng thu nhập cho xã viên, HTX còn liên kết với công ty sản xuất lưới SADAVI du nhập nghề đan lưới xuất khẩu, hằng năm sản xuất được khoảng 80.000-100.000 sản phẩm, giá trị từ 400-450 triệu đồng, giải quyết việc làm thường xuyên cho 60 lao động với thu nhập bình quân 3 triệu đồng/tháng.

HTX đã phát huy hiệu quả của 3 lò sấy thóc giống với công suất 30 tấn/1 ngày, 1 nhà kho chứa giống 360 m2, trang bị một xưởng cơ khí sửa chữa nông cụ cho HTX và thành viên, 2 máy chế biến thóc giống và 1 nhà sơ chế giống. HTX đã trích quỹ phát triển sản xuất kết hợp với nguồn vốn hỗ trợ của Thành phố và huyện Hoà Vang đã xây dựng được 3 km giao thông và 1,2 km kênh mương nội đồng góp phần xây dựng bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới.

“Luật HTX 2012 như một luồng gió mới đã làm thay đổi HTX Hoà Tiến 1, chúng tôi đã thấy được sự chuyển biến rõ rệt từ sau khi tiến hành tổ chức lại hoạt động theo Luật”, ông Nguyễn Thảo, Giám đốc HTX phấn khởi cho biết.

“HTX không chỉ là cầu nối giữa chính quyền với người nông dân trong việc chỉ đạo, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất nông nghiệp, bảo vệ thực vật đối với cây trồng mà còn là "bà đỡ" thực sự cho kinh tế hộ phát triển trong thời gian qua, thông qua việc tổ chức hướng dẫn cho xã viên thực hiện các tiến bộ khoa học kỹ thuật, sử dụng các loại giống mới có năng suất chất lượng cao, áp dụng cơ giới vào sản xuất nông nghiệp, từng bước nâng cao giá trị thu nhập trên diện tích sản xuất”, ông Thảo cho hay.

Ông Tôn Thất Uyên, Phó Chủ tịch Liên minh HTX Đà Nẵng đánh giá, nói về HTX nông nghiệp thì HTX Hoà Tiến 1 là mô hình hoạt động hiệu quả nhất, là cánh chim đầu đàn trong sản xuất nông nghiệp tại Đà Nẵng. Tuy nhiên HTX mới chỉ dừng lại ở sản phẩm lúa và rau. Liên minh HTX Thành phố cùng HTX Hoà Tiến 1 đang nghiên cứu những giải pháp để có thể đa dạng hoá hoạt động nông nghiệp, khai thác hết những giá trị kinh tế để có thể nâng cao thu nhập cho người nông dân hơn nữa.            

Theo báo Chính Phủ

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập455
  • Hôm nay37,008
  • Tháng hiện tại226,549
  • Tổng lượt truy cập90,289,942
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây