Học tập đạo đức HCM

Thu nhập cao từ trồng cây dược liệu

Thứ bảy - 27/05/2017 04:31
Thời gian gần đây, nhiều địa phương đã có bước chuyển đổi mới trong cơ cấu cây trồng, đặc biệt là những cây dược liệu quý đang dần mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Từ thử nghiệm tới tìm hướng xuất khẩu

Như tại xã Đạ Ròn, huyện Lâm Hà, Lâm Đồng - những vườn đương quy được người dân trồng tới kỳ thu hoạch đã được nhiều công ty đặt mua hết với gia 25.000 đồng/kg củ tươi. Ông Nguyễn Văn Thanh- Chi hội trưởng Hội Nông dân xã Đạ Ròn cho hay, đương quy là một loại đông dược có giá trị, phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng nơi đây.

Hiện ở xã đã có một số hộ gia đình trồng và đem lại hiệu quả kinh tế cao, từ những mô hình trồng cây dược liệu hiệu quả trên thực tế, xã sẽ có nhiều chính sách nhằm khuyến khích bà con phát triển cây dược liệu cải thiện đời sống. Giá của cây đương quy trên thị trường rất cao và ổn định, thị trường tiêu thụ rộng lớn, đảm bảo đầu ra cho sản phẩm.

Chị Thúy, người dân xã Đà Ròn cho biết, cuối năm 2015, vụ đầu chị bắt tay vào trồng thử 4 sào, thu được 16 tấn củ tươi và bán hết ngay khi thu hoạch. Theo chị Thúy, cây đương quy là một loại cây dược liệu có giá trị, quy trình trồng cây đương quy rất dễ, ít tốn kém về phân bón và dễ chăm sóc, không phun thuốc với mục đích sản xuất dược liệu sạch, cho thu nhập cao hơn nuôi bò sữa.

Thấy gia đình chị Thúy trồng cây đương quy thành công Anh Vân, xã Đạ Ròn cũng học hỏi trồng thử 1 sào. Một sào đất trồng đương quy, chi phí đầu tư ban đầu vào khoảng 40 triệu đồng. Loại cây này có thể trồng ở ngoài trời, nếu chăm sóc đúng quy trình thì cây cho sản lượng cao. Gia đình anh sau khi thu hoạch, đem củ về sấy khô bằng than với giá bán 200.000 đ/kg. 

Hay tại vùng đồi núi của huyện Sóc Sơn Hà Nội, chị Nguyễn Thanh Tuyền và các thành viên của Hội Nghiên cứu trồng bảo tồn và phát triển cây dược liệu Việt Nam đã cải tạo đất đồi để trồng một vườn bảo tồn dược liệu tư nhân theo hướng hữu cơ đầu tiên với nhiều cây thuốc quý.

Khu vườn rộng 5ha với hệ thống nhà lưới, vườn ươm khang trang, trong đó có hơn 60 loại thảo dược quý được trồng bảo tồn và 5 loài trồng phát triển theo hướng thương mại.

“Ở đây được trồng nhiều nhất là cây trà hoa vàng, chiếm gần 4ha. Cây này là dược liệu quý. Lá và hoa vàng sắc uống có tác dụng điều chỉnh các chất béo trong cơ thể, lượng đường trong máu, giải độc gan và thận. Trên thế giới có khoảng 196 loài trà, trong đó Việt Nam có khoảng 26 loài, tôi đã sưu tập được 22 loài” – chị Tuyền cho hay.

Theo đuổi bảo tồn dược liệu gần 15 năm, chị Tuyền trăn trở: Với cách làm như hiện tại, khai thác tận diệt, và chủ yếu bán sản phẩm thô, nên nguồn dược liệu quý của chúng ta ngày càng cạn kiệt. Trong khi đó, khí hậu thổ nhưỡng của Việt Nam rất thích hợp để các cây dược liệu phát triển. Sống trong môi trường có nhiều cây thuốc quý nhưng chúng ta lại không biết trân trọng nó.

Công việc của tôi ngày trước được tiếp xúc với người Nhật nhiều. Tôi thấy họ rất thích mua dược liệu của Việt Nam vì điều kiện khí hậu tốt, cho ra sản phẩm rất tốt nhưng lại phải chuyển sang mua của Trung Quốc, hoặc Lào vì khi trồng sản phẩm này mình cũng lạm dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), làm ăn xổi, không nghĩ về sau.

Vì vậy tôi và các cộng sự của mình mới lập nên vườn dược liệu này. Một phần nhằm bảo tồn và phát triển những cây dược liệu quý của Việt Nam, đồng thời cung cấp nguồn nguyên liệu sạch cho các công ty dược, hướng đến phát  triển kinh tế bền vững cho nông dân, bảo vệ môi trường...

Theo chị Tuyền, trồng dược liệu mang lại hiệu quả cao hơn rất nhiều so với các loại cây trồng khác. Đối với cây râu mèo - một loại dược liệu trị bệnh sỏi thận, sỏi túi mật... trồng một lần có thể cho thu hoạch 5-6 năm, giá trị thu nhập đạt 200 triệu đồng/ha/năm.

Cây trà hoa vàng trồng 5-6 năm mới cho thu hoạch nhưng bà con có thể tận dụng trồng xen các loại hoa dược liệu để lấy ngắn nuôi dài, giá trị khi thu hoạch đạt hàng tỷ đồng/ha/năm. Hiện, cây dược liệu ở Sóc Sơn được các công ty dược bao tiêu sản phẩm. Một số loại dược liệu được chị Tuyền chế biến thành các sản phẩm như trà hoa vàng, trà thảo mộc, tinh dầu, gối chườm, mỹ phẩm thảo dược… cung cấp cho thị trường Việt Nam và xuất khẩu ra nước ngoài.

Sản phẩm xuất hiện trên 40 tỉnh, thành

Còn tại Thái Bình, vợ chồng chị Lê Thị Tỉnh và anh Lê Ngọc Huê  xã Quỳnh Hoa, huyện Quỳnh Phụ đã biến đất hoang thành những vườn dược liệu. Hai vợ chồng lại làm trong một Công ty Dược. Thấy rõ những lợi thế của cây dược liệu trong giai đoạn hiện nay, khi nhiều Công ty thậm chí còn đang phải nhập khẩu từ Trung Quốc về thì tại sao mình lại không phát triển các loại cây này ở đất Thái Bình?

Nhưng để biến niềm tin ấy thành kết quả thì hai vợ chồng trẻ đã phải trải qua một giai đoạn cực kỳ khó khăn. Tổng cộng 3 lần thất bại, hơn 600 triệu đồng bay hơi hết. Tỉnh nhớ lại: Đó là thời điểm năm 2012, tất cả đều là tiền đi vay mượn, đi thế chấp quyền sử dụng đất của bố mẹ để làm.

Lúc ấy, nghe người dân nói nhiều về cây chùm ngây với những giá trị dinh dưỡng và kinh tế tuyệt vời của nó, hai vợ chồng lại bàn tính trồng xen canh chùm ngây bên cạnh đinh lăng. Vừa để phát triển được chùm ngây lại vừa có tán che sương, che nắng cho đinh lăng. Bên cạnh đó, Tỉnh đi tìm hiểu và trồng thêm một số loại cây có giá trị kinh tế cao như hoàn ngọc, xạ đen, cà gai leo, cây thìa canh… Vụ thứ tư cho kết quả mĩ mãn.

Hai vợ chồng quyết định thuyết phục người dân xung quanh cho mượn ruộng nâng tổng số diện tích trồng hiện nay lên khoảng 15 ha. Với chất lượng tốt, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng nên sản phẩm trà mang thương hiệu Thái Hưng của hai vợ chồng Huê, Tỉnh đã ngày càng có chỗ đứng trên thị trường. Đến nay, các sản phẩm này đã có mặt trên 40 tỉnh, thành phố trong cả nước.

Liên kết sản xuất

Cây dược liệu cho thu nhập cao là vậy, nhưng theo các chuyên gia nông nghiệp, rât cần có sự liên kết giữa doanh nghiệp và người dân, tránh trồng ồ ạt để thuận lợi đầu ra cho sản phẩm. Như tại Bắc Giang, gia đình ông Lê Văn Biên, thôn Đụi 3, xã An Dương (Tân Yên) là hộ điển hình có thu nhập khá từ trồng cây đinh lăng. Vừa qua, Công ty cổ phần Dược phẩm OPC Bắc Giang đã mua toàn bộ, trừ chi phí lãi hơn 100 triệu đồng. 

Trên địa bàn huyện Yên Dũng cũng hình thành nhiều vùng sản xuất cây thuốc tập trung, được DN bao tiêu sản phẩm. Điển hình tại xã Tiền Phong, từ năm 2015, Công ty cổ phần Dược phẩm OPC Bắc Giang ký hợp đồng thu mua 4 ha kim tiền thảo trồng tập trung theo quy trình an toàn của hộ dân ở các thôn: Thành Công, Quyết Tiến, An Thịnh. Công ty hỗ trợ 150 nghìn đồng/sào cho mỗi hộ.

Theo bà Nguyễn Thị Hoa, thôn Thành Công, gia đình trồng 2 sào mỗi vụ cũng thu lãi hơn chục triệu đồng, cao hơn so với các cây trồng truyền thống.  Ở xã Đức Giang, hơn 2 ha cà gai leo của Tổ hợp tác phát triển cây thuốc Việt vừa được Công ty cổ phần Nam Dược (Hà Nội) ký hợp đồng bao tiêu với giá từ 12-15 nghìn đồng/kg khiến người dân yên tâm sản xuất. 

Ông Trần Văn Tú- Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở NN & PTNT Bắc Giang cho rằng, để đưa cây dược liệu trở thành nhóm cây trồng chính cho thu nhập cao, thời gian tới các địa phương cần làm tốt việc dồn đổi ruộng, hình thành vùng sản xuất tập trung; áp dụng biện pháp canh tác, bảo quản tiên tiến.

Nhiều ý kiến đề xuất tăng cường xúc tiến tiêu thụ, liên kết sản xuất để bảo đảm tính ổn định, lâu dài. UBND các huyện lập kế hoạch sản xuất, tạo thuận lợi cho các DN liên kết với người dân theo hợp đồng bao tiêu sản phẩm, tránh để tình trạng phát triển ồ ạt, khó tìm đầu ra gây ra thiệt hại cho người dân.    

 
Theo Vân Hằng/daidoanket.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập135
  • Hôm nay40,778
  • Tháng hiện tại890,476
  • Tổng lượt truy cập93,268,140
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây