Mùa điều thất thu
Tại xã Long Hà (huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước), ông Hoàng Trọng Thủy là một trong số ít các nông hộ vẫn duy trì vườn điều phát triển tốt, năng suất ổn định từ 3 - 4 tấn/ha. Những ngày mưa lớn vừa qua, ông vẫn thường xuyên thực hiện tỉa cành, tạo tán và bón phân cho vườn.
Cần sớm cải tạo để nâng cao năng suất ở các vườn điều già cỗi. Ảnh: Nguyên Vỹ
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh, Trưởng Ban chỉ đạo phát triển điều bền vững yêu cầu các chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật các tỉnh triển khai cấp bách việc áp dụng quy trình kỹ thuật thâm canh, nhất là ở những vườn trên 10 năm tuổi, ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa để nâng cao năng suất, chất lượng điều cho mùa vụ 2017- 2018. |
Quy trình thâm canh này đã được ông thực hiện kỹ ngay sau vụ thu hoạch để giúp cây sớm phục hồi, có khả năng phân hóa mầm hoa và ra hoa sớm, nhờ đó né được những lúc thời tiết thay đổi bất lợi làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây điều. Trong khi đó, cũng trong vùng trồng điều với ông, nhiều hộ bị thiệt hại nặng nề do những cơn mưa trái mùa xuất hiện đúng lúc cây vừa ra hoa.
Theo ông Trần Minh Tiến - Chi Cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV Bình Thuận, do phần lớn diện tích điều đang cho thu hoạch đã già trên 20 năm tuổi, giống cũ nên năng suất thấp, thiếu ổn định.
“Nhiều hộ trồng điều chưa hiểu rõ giá trị lâu dài của cây điều nên không mặn mà áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Đối với vườn điều trồng mới, giai đoạn kiến thiết cơ bản kéo dài 2 - 3 năm, cần vốn đầu tư lớn nhưng hầu hết bà con lại không có nguồn thu nhập khác phụ vào nên gây khó khăn cho nhà vườn” - ông Tiến chia sẻ.
Tăng kỹ thuật thâm canh
Bằng kinh nghiệm của mình, ông Nguyễn Văn Tuấn (huyện Xuyên Mộc, Bà Rịa - Vũng Tàu) cho rằng, cây điều cần ít nhất 2 tháng khô hạn hoàn toàn để phân hóa mầm hoa. Với cây điều, sự phân bố thời gian mưa quan trọng hơn lượng mưa. Khoảng 4 tháng mùa khô là thích hợp cho cây ra hoa, đậu quả.
Cây điều chủ yếu được nông dân trồng ở vùng đồi dốc nên việc cải tạo gặp nhiều khó khăn. Ảnh: Nguyên Vỹ
Do đó, ngay đầu tháng 6, ông Tuấn đã thực hiện cắt bỏ những cành khô, bị sâu bệnh, nằm sát mặt đất để giúp vườn điều thông thoáng, đồng thời tiến hành làm cỏ, bón phân, phun thuốc phòng trừ sâu bệnh cho cây…
“Trước khi mùa mưa chấm dứt, cần phải tiếp tục vệ sinh vườn cho thông thoáng, cắt nguồn lây lan mầm bệnh từ các đối tượng dịch hại, nhất là ở thời kỳ điều ra chồi non, ra nụ, trổ hoa. Bên cạnh đó, người trồng điều cần cung cấp đủ chất dinh dưỡng để cho cây tăng khả năng đậu quả” - ông Tuấn nói.
Ông Đặng Hoàng Giang - Tổng Thư ký Hiệp hội Điều Việt Nam cho rằng, chỉ những vườn điều già cỗi, trồng quảng canh hoặc chăm sóc kém mới bị ảnh hưởng nặng bởi sâu bệnh, biến động thời tiết. Ngay trong một vùng, vườn điều được đầu tư thâm canh tốt, điều tơ, giống mới thì mức độ thiệt hại cũng ít hơn.
Bằng chứng là trong điều kiện hạn hán cao điểm hồi niên vụ 2015 – 2016 hay mưa trái mùa đầu niên vụ 2016 – 2017, nhiều nông dân như ông Nguyễn Văn Sáu (huyện Đạ Tẻh, Lâm Đồng), ông Hoàng Văn Tần (huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước)… chăm sóc, thâm canh tốt nên vườn điều vẫn sinh trưởng, phát triển tốt, năng suất cao và ổn định từ 3 - 4 tấn/ha.
Tác giả bài viết: Nguyên Vỹ
Nguồn tin: danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã