Học tập đạo đức HCM

Đánh thức vùng đất cỗi

Thứ bảy - 05/08/2017 01:10
Xã Phủ Lý vốn được coi là vùng thâm sơn cùng cốc trên địa bàn huyện Phú Lương, Thái Nguyên. Xen lẫn những quả đồi bát úp với bề mặt sỏi cơm cằn cỗi là thùng vũng, suối kẹm... nhưng chỉ 10 năm trở lại đây, vùng đất này đã thay đổi, khoác trên mình một chiếc áo mới tươi sáng hơn.

Hơn chục năm trước, chúng tôi đã từng viết bài phản ánh về nhân vật điển hình phát triển kinh tế - ông Lã Quý Tuấn ở xóm Na Rau, xã Phủ Lý đã tự bỏ tiền mở đường, tự trồng hàng chục ha rừng...

15-51-42_2
Rừng đã mang lại cuộc sống ấm no cho người dân xã Phủ Lý

"Người đương thời" Lã Quý Tuấn đã tạo ra sự khích lệ lớn với người dân địa phương trong việc mạnh dạn cải tạo thiên nhiên, phát triển kinh tế. Ông Hoàng Thanh Đóa, Chủ tịch UBND xã Phủ Lý cho biết, địa hình địa mạo của địa phương rất phức tạp. Mặc dù chỉ cách trung tâm huyện chưa đầy 10km nhưng trong số 1.500ha đất tự nhiên thì Phủ Lý có tới một nửa là đất đồi rừng. Cái bất thuận ở đây là đồi núi liên tiếp xen kẽ với ao hồ, thùng vũng nên người dân rất khó khăn trong việc lựa chọn mô hình, phương thức làm ăn. Diện tích trồng lúa hạn chế lại lo ngập úng...

Từ việc mạnh dạn làm đường về bản, đường vận xuất để phát triển kinh tế rừng của hộ ông Lã Qúy Tuấn với hiệu quả cao, nhiều bà con trong xã đã làm theo. Có thể nói chính giao thông là cú hích lớn cho phát triển kinh tế nơi này. Qua việc vận động, những người dân mộc mạc đã hiến hàng chục ha đất để mở đường liên xã, liên xóm. Các hộ tự bỏ tiền mở đường vận xuất, biến cả vùng núi đồi lau guột, hoang hóa trước đây thành một vùng rừng sản xuất bạt ngàn màu xanh.

Em trai của Lã Qúy Tuấn là ông Lã Quý Hồng được Hạt Kiểm lâm huyện Phú Lương tặng thưởng vì có thành tích xuất sắc trong công tác quản lý bảo vệ rừng. Ông Hồng có hơn 10ha rừng nhưng năm nào cũng được thu hoạch. Ông Hồng cho biết, mỗi chu kỳ rừng từ 6 - 7 năm tuổi. Ông thực hiện việc trồng xen ghép, luân phiên mỗi năm 2 ha. Như vậy, năm nào ông cũng được bán 2ha gỗ rừng. Vụ thu hoạch năm nay, ông bỏ túi được hơn 200 triệu đồng.

Ông Lã Văn Đặng ở xóm Na Rau cho biết, ngoài 15ha rừng cho thu nhập hàng năm thì rừng còn mang lại rất nhiều điều kiện phát triển kinh tế khác cho gia đình ông. Theo đó, rừng là địa bàn để phát triển chăn nuôi gia súc. Ngoài trâu bò thì dê đang được bà con địa phương đầu tư chăn nuôi với số lượng lớn. Rừng cũng đem lại lợi thế trong nuôi ong. Hầu hết các hộ có rừng đều nuôi vài chục thùng ong mật. Một số hộ đang phát triển một số loại cây trồng dưới tán rừng như cây dược liệu hoặc một số loại rau đặc sản như rau ngót rừng, rau bò khai...

Gia đình ông Bùi Quốc Thửa ở xóm Khe Ván có 6ha rừng. Ông Thửa cho biết, diện tích rừng của gia đình ông không lớn nhưng lại mang về nguồn thu nhập quan trọng. Với mấy sào lúa, ít chè, vài sào ao thì chỉ đảm bảo nhu cầu sinh hoạt hàng ngày cho gia đình. Chính vì vậy, với nguồn thu xấp xỉ 200 triệu mỗi năm từ rừng thì đó chính là số tiền tích lũy để xây dựng, mua sắm. Ông Thửa khoát tay, từ nhà cửa, xe cộ, tất cả các vật dụng đều từ rừng mà ra cả.

Ông Lã Văn Chức, Phó ban Lâm nghiệp xã Phủ Lý)cho biết, xã có 877 hộ dân thì có 866 ha rừng. Như vậy, tính trung bình thì cứ mỗi hộ dân có xấp xỉ 1ha rừng. Có thể khẳng định chắc chắn là ở Phủ Lý không còn mét đất rừng nào chưa được sử dụng. Rừng đã làm thay đổi diện mạo nông thôn. Từ những con đường lên rừng, những vạt rừng ngút mắt. Nguồn thu từ rừng cũng làm cho đời sống người dân ngày càng được cải thiện với tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh. Bức tranh nông thôn mới Phủ Lý chính là bức họa về những cánh rừng tươi tốt.

Ông Ngô Thanh Sơn, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Phú Lương cho biết, Phủ Lý không phải là địa bàn có diện tích rừng lớn nhưng lại là điểm sáng trong công tác phát triển kinh tế lâm nghiệp, mô hình điểm về quản lý bảo vệ rừng. Có thể nói rừng chính là cuộc sống nên mỗi người dân Phủ Lý đều nỗ lực chăm lo, bảo vệ rất tốt diện tích rừng trên địa bàn.
                                                                                                                                                                       Theo ĐỒNG VĂN THƯỞNG/ Nông nghỉệp. VN
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập215
  • Hôm nay24,301
  • Tháng hiện tại217,394
  • Tổng lượt truy cập92,595,058
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây