Ngành chăn nuôi Việt Nam từ trước đến nay chủ yếu phục vụ thị trường nội địa. Năm 2017 ghi nhận xu thế chăn nuôi hàng hóa phục vụ xuất khẩu. Tuy vậy, có thể nói “vạn sự khởi đầu nan”, ngành chăn nuôi đã gặp rất nhiều thách thức khi đưa sản phẩm ra thị trường thế giới.
Những năm trước, chăn nuôi Việt Nam chủ yếu phục vụ thị trường nội địa Ảnh: MF
Năm 2017 giá thịt heo giảm sâu khiến người chăn nuôi chịu thua lỗ lớn. Nguyên nhân khủng hoảng thịt heo chủ yếu là do cung lớn hơn cầu. Người nông dân hy vọng thịt heo trong nước sẽ xuất khẩu mạnh qua tiểu ngạch, thậm chí chính ngạch, nên tích cựu đầu tư song kết quả không như ý muốn.
Theo thống kê, số trang trại chăn nuôi heo từ cuối 2016 sang đầu năm 2017 đã tăng khoảng 23%, tương đương 22.600 trang trại (trong tổng số 34.200 trang trại chăn nuôi của cả nước). Sản lượng thịt heo khoảng 4,5 - 4,6 triệu tấn/năm trong khi lượng tiêu thụ trung bình cả nước chỉ khoảng 3,2 - 3,6 triệu tấn/năm. Ước tính, năm 2017, Việt Nam xuất tiểu ngạch sang Trung Quốc khoảng 2,4 triệu con heo, giảm 80% so với năm 2016. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến ngành có nguy cơ “vỡ trận”. Bởi tuy tổng đàn heo đã giảm 6,38% nhưng tổng sản lượng heo thịt vẫn tăng 1,38%.
Năm 2018, theo dự báo của các tổ chức quốc tế, xuất khẩu heo hơi tiểu ngạch sang Trung Quốc vẫn giữ ở mức thấp khoảng 2,41 triệu con, lý do là Trung Quốc đang nỗ lực khôi phục ngành chăn nuôi và xuất khẩu tiểu ngạch bị kiểm soát chặt chẽ.
Bất chấp khó khăn trong xuất khẩu thịt heo sang Trung Quốc, chăn nuôi heo nói riêng và ngành chăn nuôi nói chung vẫn kiên định mục tiêu hiện đại hóa hướng tới xuất khẩu. Năm 2017 ghi nhận cột mốc lịch sử khi thịt gà chế biến của Việt Nam lần đầu tiên được xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản với giá cao gấp 3 lần trong nước, lợi nhuận tăng khoảng 20%.
Xuất khẩu thịt gà sang Nhật đã “đánh thức” tiềm năng xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi. Nhiều doanh nghiệp trong các lĩnh vực chăn nuôi heo, vịt, gà… đều đang nỗ lực tìm thị trường xuất khẩu. Bởi Việt Nam có tổng đàn vịt đứng thứ hai trên thế giới sau Trung Quốc, thuộc “top 10” quốc gia có sản lượng thịt và trứng vịt lớn nhất trên thế giới. Các doanh nghiệp rất nỗ lực tìm đầu ra xuất khẩu trứng vịt muối trong năm 2017 nhằm vào các thị trường Australia, Brunei, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Singapore, Malaysia….
Thực chất xuất khẩu thịt heo năm 2017 chủ yếu “thất thu” về giá cả. Năm 2016, sản lượng thịt heo xuất khẩu đạt khoảng 11 nghìn tấn (trị giá khoảng 100 triệu USD) nhưng chỉ riêng trong 5 tháng đầu năm 2017 xuất khẩu đã đạt khoảng 10,6 nghìn tấn, gần tương đương cả năm 2016, tuy nhiên trị giá chỉ khoảng 46 triệu USD. Sở dĩ có hiện tượng xuất khẩu nhiều mà giá trị thấp là do tin tức về dịch bệnh tại Việt Nam bị thổi phồng trên các thị trường khiến uy tín thịt heo Việt Nam bị ảnh hưởng. Thậm chí cơ quan thú y Singapore không xem xét hồ sơ nhập khẩu từ Việt Nam vì Việt Nam có dịch lở mồm long móng.
Năm 2017 ghi nhận một số ổ dịch xảy ra tại các tỉnh, nhưng ở quy mô nhỏ và lập tức được xử lý, không gây hậu quả nghiêm trọng. Các trang trại lớn cơ bản không ảnh hưởng vì dịch bệnh. Tuy nhiên, giá thịt heo xuất khẩu giảm sâu. Heo sữa trước đây bán 8 USD/kg giảm xuống chỉ còn 3 USD/kg, thậm chí 2 USD/kg.
Rõ ràng, việc truyên truyền giới thiệu để bạn bè quốc tế biết và ghi nhận công tác phòng chống dịch tại Việt Nam là điều cần thiết, tránh kẻ xấu tung tin gây thiệt hại cho xuất khẩu. Mặt khác, theo các chuyên gia, để có thể xuất khẩu được sản phẩm chăn nuôi, Việt Nam cần làm tốt công tác thú y hơn nữa. Ngoài ra, cần xây dựng và truyền thông về các vùng nuôi an toàn, như kinh nghiệm xuất khẩu gà tại Đông Nam bộ.
Những ngày đầu năm 2108 ghi nhận hiện tượng giá heo liên tục tăng. Báo cáo của Bộ NN&PTNT, giá heo hơi ở miền Trung và Tây Nguyên khoảng 33.000 đồng/kg, miền Bắc 35.000 - 36.000 đồng/kg, tăng trung bình 4.000 - 5.000 đồng/kg. Giá thịt heo đã tăng 10 - 15% trong khoảng tháng 12/2017. Nguyên nhân là nguồn cung heo thịt tại Việt Nam ước đạt khoảng 41 triệu con trong năm 2018, cung - cầu thịt heo sẽ cân bằng.
Được biết Việt Nam chưa được Tổ chức Thú y Thế giới công nhận là quốc gia không có dịch lở mồm long móng, và để được công nhận tiêu chí này, Chính phủ và các bộ ngành cần khẩn trương áp dụng các biện pháp loại bỏ dịch bệnh trên khỏi ngành chăn nuôi. Khi đó, nền chăn nuôi Việt Nam sẽ thay đổi toàn diện và xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi trong nước sẽ nhanh chóng chiếm vị trí quan trọng trên thế giới do tổng đàn heo, gà, vịt… rất lớn và chất lượng sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam là rất tốt.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, “Trong 20 năm qua, sản phẩm thịt heo tăng tới 20 lần”. Các sản phẩm khác như thịt gà, trứng gà… cũng tăng mạnh. Nhiều người mơ đến viễn cảnh xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi, nhưng không ít chuyên gia thị trường cho rằng: “Trước khi muốn xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài, phải chinh phục được khách hàng trong nước đã”. |
Theo Nguyễn Anh/nguoichannuoi.com
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;